Đề bài: Nhận xét về Truyện Kiều, Mộng Liên Đường chủ nhân nói: Tố Như dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tình đã thiết, nếu không phải con mắt trông thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời thì không tài nào có được bút lực ấy.
Em hãy bình luận ý kiến trên.
Bài làm
Dàn ý nghị luận nhận xét của Mộng Liên Đường về Truyện Kiều
1. Mở bài
– Giới thiệu ngắn gọn tác giả, tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác, chủ để, nội dung chính…).
– Nêu vấn đề nghị luận: Lời nhận định ca ngợi tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du ở mọi phương diện đểu đạt đến độ xuất sắc. Truyện Kiều đã thể hiện được tài năng nghệ thuật bậc thầy cũng như tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du.
2. Thân bài
– “Tố Như tử dụng tâm đã khổ” là tấm lòng của Nguyễn Du cảm thương cho nhân vật thể hiện trong các dòng thơ.
Ở Truyện Kiều, ta thấy rõ quá trình khổ công của Nguyễn Du để cho ra đời một áng văn chương tuyệt tác của nhân loại. Nhưng nỗi khổ của Nguyễn Du ở đây là “dụng tâm”, tức là làm thế nào để đưa chữ “tóm” vào tác phẩm của mình, đưa tấm lòng mình vào những dòng thơ. Bởi vì, hơn ai hết, Nguyễn Du rất coi trọng chữ tài nhưng cũng hết mực ca ngợi chữ tâm: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.
– Tấm lòng của ông dào dạt trên những trang giấy: đó là sự âu lo có thể nhìn thấy trước của một tương lai “hoa ghen thua thấm hờn kém xanh”, là nỗi thương cảm cho nàng Kiều khi trở thành một món hàng mặc người ta mua bán “ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ”, là nỗi cô đơn bẽ bàng khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tưởng nhớ đến người thân…
Có thể nói, Truyện Kiều là tiểu thuyết của chữ tâm. Thuý Kiều chinh phục được người đọc không chỉ bởi “sắcđành đòi một, tài đành hoạ hai” mà còn bởi chữ tâm sáng chói nơi nàng. Đó là tấm lòng trinh bạch, là nghĩa khí, là sự khoan dung của nàng. Chữ tâm trải suốt cuộc đời nàng. Vì chữ tâm mà Kiểu khóc thương Đạm Tiên, vì chữ tâm mà bán mình chuộc cha, trả nghĩa cho Kim Trọng. Vì chữ tâm mà Kiều tha bổng Hoạn Thư, khuyên Từ Hải ra hàng và cuối cùng vì chữ tâm mà Kiều tìm đến cái chết trên sông Tiền Đường. Hình tượng Thuý Kiều đã đi vào lòng người đọc với một cái tâm như thế.
Ở những nhà văn chần chính xưa nay, tâm bao giờ cũng là cái gốc. Tài và trí chỉ là cành, là ngọn. Người nghệ sĩ phải vui niềm vui của con người, đau cùng nỗi đau của con người, phải khóc, phải cười, phải trăn trở cùng con người. Soi vào Truyện Kiều, ta nhận ra tác phẩm thực chất là tiếng lòng của Nguyễn Du . Mỗi một lời, một chữ, một cầu trên trang giấy là sự hoà quyện giữa tâm hồn nhà văn với tâm hổn nhân vật. Có thể nói, Nguyễn Du đã hoá thân vào nhân vật, vui buổn cùng nhân vật. Đó chính là tấm lòng nhân đạo cao cả của Nguyễn Du.
“Tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tình đã thiết, tài năng nghệ thuật ở mọi phương diện đều đạt đến độ xuất sắc”.
– “Tự sự đã khéo”: nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn của nguyễn Du, là sự biến hoá linh hoạt cách kể, cách dẫn dắt câu chuyện (so sánh với Kim Vân Kiều truyện là một cuốn tiểu thuyết chương hồi, Truyện Kiểu là một cuốn truyện thơ). Đặc biệt, Truyện Kiều đã đưa thể thơ lục bát dân tộc lên tới đỉnh cao. Truyện Kiểu vừa gần gũi, vừa dễ -đọc, dễ thuộc, dẫn dắt người đọc vào câu chuyện một cách tự nhiên. Chính vì vậy, bức tranh toàn cảnh về đời sống xã hội, con người trong tác phẩm hiện lên vô cùng chân thực và sống động.
– “Tả cảnh đã hệt”: là sự chính xác, đúng đắn, phù hợp, logic trong tả cảnh của Nguyễn Du. Ông đã phát hiện cái hồn của cảnh vật và đưa vào trong thơ một cách tinh tế nhất. Nguyễn Du có biệt tài tả cảnh thiên nhiên (HS lấy dẫn chứng trong đoạn trích Cảnh ngày xuân), cảnh không chỉ đẹp mà cảnh còn phù hợp với tầm trạng con người (dẫn chứng đoạn cuối trong Cảnh ngày xuân hoặc Kiều ở lầu Ngưng Bích). Thiên nhiên như thấm đẫm nỗi buổn nhớ, sự lo lắng, phấp phỏng của Kiều về những ngày sắp tới, dự báo vê’ một cuộc đời chìm nổi, một tương lai vô định đẩy hiểm nguy, bất trắc.
– “Đàm tình đã thiết”: đó là nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật nổi bật trong tác phẩm. Ngòi bút của Nguyễn Du tinh vi, lão luyện trong việc phân tích tâm lí nhân vật. Tâm trạng của mỗi nhân vật được xây dựng phù hợp với hoàn cảnh. Trong tác phẩm, Kiều là nhân vật có tâm trạng phức tạp nhất: tâm trạng háo hức khi đi chơi xuân, rồi buồn bã khi ngày vui trôi qua nhanh chóng; tâm trạng bất lực, uất ức khi bị đem ra làm món hàng mua bán; tâm trạng thương nhớ mẹ cha; tâm trạng giày vò khi nghĩ mình là kẻ phụ bạc người yêu; nỗi cô đơn và âu lo cho tương lai phía trước… Trong Truyện Kiều, lúc nào cũng hiển hiện một chữ tình sâu nặng. Cái tình trong Truyện Kiều là cái tình sâu, tình thắm, cái tình đẹp nhất của loài người bởi nó chở theo giá trị nhân đạo sâu sắc của tác giả. Trước mỗi cảnh đời của nhân vật ta đểu bắt gặp sự đồng cảm, thương xót của nhà thơ.
– “Con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời” là tấm lòng nhân đạo sâu xa. “Sáu cõi” là sự bao chiếm toàn bộ không gian đông – tây – nam – bắc, trên và dưới. Đó là sự thâu tóm cả vũ trụ, đất trời. “Con mắt trông thấu sáu cũng là một biểu hiện của một nhân sinh quan nhạy cảm, một tâm hồn rộng mở thu nhận mọi biến chuyển cuộc đời. Bằng con mắt “trông thấu sáu Nguyễn Du đã thể hiện một vốn sống phong phú, uyên thầm, hiểu đời và hiểu người. Ông nghe nhiều, quan sát nhiều để đúc rút lại những chân lí của cuộc sống.
“Tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời”là tấm lòng canh cánh lo cho số phận con người, lo cho cuộc đời. Ông đã nói hộ những người phụ nữ những bất công, đau khổ trong xã hội xưa.
* Nhận xét, đánh giá
Lời nhận định của Mộng Liên Đường đã khái quát được một cách chung nhất những giá trị của Truyện Kiều trên cả hai lĩnh vực nội dung và nghệ thuật. Nhưng xét đến cùng, bút lực ấy có được cũng là nhờ “con mắt trông thấu cả sáu cõi,tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời”. Nguyễn Du là một nghệ sĩ chân chính.
Lời bàn của Mộng Liên Đường cho thấy ông không chỉ là một người am hiểu, học rộng, hiểu sâu về văn chương mà ông còn xứng đáng là một tri kỉ của Nguyễn Du khi khám phá được cái thần tuyệt diệu của tài năng nghệ thuật Nguyễn Du, đổng điệu với tâm hồn, nỗi niềm của Nguyễn Du.
3. Kết bài
Khẳng định lại ý nghĩa lời nhận định: Nhân dân Việt Nam và cả nhân loại sẽ còn nhắc đến Nguyễn Du bởi tài năng và tấm lòng nhân đạo cao đẹp đó của ông.
Nhận xét về Truyện Kiều Mộng Liên Đường chủ nhân nói: Tố Như dụng tâm đã khổ
1. Giải thích
– Lời bàn của Mộng Liên Đường đã nêu được một cách khái quát nhất tài năng sáng tạo của Nguyễn Du cũng toàn bộ giá trị của tác phẩm Truyện Kiều. Truyện Kiều –có thể coi là “đất dụng võ” của Nguyễn Du. Người ta có thể bắt gặp trong Truyện Kiều cả sự “dụng công đã khổ”, đó là sự công phu, tâm huyết của Nguyễn Du, “tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tình đã thiết” là tài năng nghệ thuật ở mọi phương diện đều đạt đến độ xuất sắc. Và hiển hiện trong mỗi lời văn câu chữ là “con mắt trông thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời”, đó là cách nhìn có tầm bao quát rộng lớn, mang tầm tư tưởng triết học. Và một khi đã có con mắt ấy thì sẽ có tấm lòng lưu luyến, lo lắng, đầy yêu thương không chỉ dừng lại ở một lớp người, một thời đại mà trải muôn người, ở muôn đời.
– Lời bàn của Mông Liên Đường là lời khẳng định hùng hồn nhất và cũng là minh chứng rõ ràng nhất cho tài năng bậc thầy của một thiên tài văn học –Nguyễn Du.
2. Chứng minh
a. “Tố Như dụng tâm đã khổ”
– Nói đến Truyện Kiều là phải nói đến quá trình khổ công rèn luyện, gọt giũa ngòi bút để cho ra đời một áng văn chương tuyệt tác của nhân loại. Nhưng ý kiến của Mộng Liên Đường đề cập đến nỗi khổ của Nguyễn Du ở đây là “dụng tâm”, tức là làm thế nào để đưa chữ “tâm” vào tác phẩm của mình, đưa tấm lòng mình vào những dòng thơ. Bởi vì, hơn ai hết, Nguyễn Du rất coi trọng chữ tài nhưng cũng hết mực ca ngợi chữ tâm. Nguyễn Du đã khẳng định:
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài
– Chính vì vậy, chữ tâm của ông dào dạt trên những trang giấy. Có lẽ vì vậy mà trong Truyện Kiều chữ “lòng” xuất hiện với một số lượng lớn:
+ Đó là nỗi cảm thương của Kiều trước mộ Đạm Tiên:
Lòng đâu sẵn mối thương tâm
+ Đó là lòng hiếu thảo của nàng với cha mẹ – Kiều ở lầu Ngưng Bích.
+ Đó cũng là cái tình Kiều đem ra đền đáp Kim Trọng:
“Lấy lòng gọi chút ra đây tạ lòng”
“Để lòng thì phụ tấm lòng với ai”
+ Nhưng cũng có những tiếng lòng khiến người ta mỉa mai, ghê tởm. Đó là tiếng lòng thốt ra từ bọn buôn thịt bán người, từ những Tú Bà, Sở Khanh. Chúng thốt ra những lời ngon ngọt nhưng lại giương vuốt nhe răng làm hại bao người:
“Phải điều lòng lại rối lòng mà thôi”
“Lòng này ai tỏ cho ta hỡi lòng”
Nguyễn Du đặt tiếng lòng vào miệng những bậc tài hoa như Kim Trọng, Thúy Kiều nhưng cũng để nó thốt ra từ những kẻ xấu xa, nham hiểm như Tú Bà, Sở Khanh. Đó là dụng ý nghệ thuật của ông khi muốn lột tả sắc thái biểu cảm của chữ tâm. Chữ tâm trong sáng biểu hiện cho tấm lòng lương thiện cao cả của con người nhưng cũng có khi chữ tâm bị bôi bẩn, nhơ nhuốc trong tay bọn vô lại.
– Có thể nói Truyện Kiều là tiểu thuyết của chữ tâm. Thúy Kiều chinh phục được người đọc không chỉ bởi “Sắc đành đòi một, tài đành họa hai” mà còn bởi chữ tâm sáng chói nơi nàng. Đó là tấm lòng trinh bạch, là nghĩa khí, là sự khoan dung của nàng. Chữ tâm trải suốt cuộc đời nàng. Vì chữ tâm mà Kiều khóc thương Đạm Tiên, vì chữ tâm mà bán mình chuộc cha, trả nghĩa cho Kim Trọng. Vì chữ tâm mà Kiều tha bổng Hoạn Thư, khuyên Từ Hải ra hàng và cuối cùng vì chữ tâm mà Kiều tìm đến cái chết trên sông Tiền Đường. Hình tượng Thúy Kiều đã đi vào lòng người đọc với một cái tâm như thế.
– Ở những nhà văn chân chính xưa nay, tâm bao giờ cũng là cái gốc. Tài và trí chỉ là cành, là ngọn. Người nghệ sĩ phải vui niềm vui của con người, đau cùng nỗi đau của con người, phải khóc, phải cười, phải trăn trở cùng con người. Soi vào Truyện Kiều, ta nhận ra tác phẩm thực chất là tiếng lòng của Nguyễn Du. Mỗi một lời, một chữ, một câu trên trang giấy là sự hòa quyện giữa tâm hồn nhà văn với tâm hồn nhân vật. Nguyễn Du dõi theo bước chân của nàng Kiều trên từng chặng đường đời của nàng:
+ Khi Kiều ở lầu xanh, ông đau cùng nàng:
Khi tỉnh rượu… xót xa
+ Khi Kiều gặp Từ Hải, ông vui mừng, hân hoan trước hạnh phúc của nàng:
Trai anh hùng, gái thuyền quyên
Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng
+ Và chính ông là người thốt lên tiếng kêu đau đớn khi Kiều nhảy xuống sông Tiền Đường tự tử:
Thương thay cũng một kiếp người
Hại thay mang lấy sác tài mà chi!
Có thể nói Nguyễn Du đã hóa thân vào nhân vật, vui buồn cùng nhân vật. Đó chính là tấm lòng nhân đạo cao cả của Nguyễn Du.
b. Tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tình đã thiết là tài năng nghệ thuật ở mọi phương diện đều đạt đến độ xuất sắc
– “Tự sự đã khéo”: Ở đây tác giả muốn đề cập đến nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn của nguyễn Du.
+ Cái khéo của Nguyễn Du là sự biến hóa linh hoạt cách kể, cách dẫn dắt câu chuyện (so sánh với Kim Vân Kiều truyện là một cuốn tiểu thuyết chương hồi, Truyện Kiều của Nguyễn Du là một cuốn truyện thơ). Vì là truyện thơ Việt Nam nên Truyện Kiều đậm bản sắc dân gian. Đặc biệt, Truyện Kiều đã đưa thể thơ lục bát dân tộc lên tới đỉnh cao. Thể thơ của Nguyễn Du vừa gần gũi, vừa dễ đọc, dễ thuộc, dẫn dắt người đọc vào câu chuyện một cách tự nhiên. Chính vì vậy, bức tranh toàn cảnh về đời sống xã hội, con người trong tác phẩm hiện lên vô cùng chân thực và sống động.
+ Truyện Kiều là một câu chuyện xuyên suốt với tình tiết nọ tiếp nối tình tiết kia do sự kết nối các tình tiết chặt chẽ và lô gích, từ đó người đọc có thể rút ra quy luật về số phận nhân vật
+ Truyện Kiều còn có sự kế thừa Kim Vân Kiều truyện một cách sáng tạo:
• Trong Kim Vân Kiều truyện không có cuộc chia tay cảm động giữa Thúc Sinh và Kiều thì trong Truyện Kiều, đoạn Thúc sinh từ biệt Thúy Kiều lại là một trong những đoạn chia li hay nhất của thơ ca về sự chia li từ xưa đến nay, được Vũ Trinh đánh giá “ngang với một thiên phú biệt li”
• Trong Kim Vân Kiều truyện miêu tả việc Từ Hải trở về với hình dung của một toán giặc cỏ, chân dung một kẻ cướp đã làm giảm giá trị thẩm mĩ của hình tượng nhân vật thì trong Truyện Kiều, hình ảnh của đạo quân của Từ Hải lại hiện lên:
Ngất trời sát khí mơ màng
Đầy sông kình ngạc, chật đường giáp binh
Hiện lên cái khí thế mạnh mẽ, sục sôi của đoàn quân chiến thắng trở về với cái khả năng làm khuynh đảo cả đất trời. Người đọc như bị cuốn vào cái khí thế hào hùng, sục sôi đó.
– “Tả cảnh đã hệt” là sự chính xác, đúng đắn, phù hợp, lô gic trong tả cảnh của Nguyễn Du.
+ Ông đã phát hiện cái hồn của cảnh vật và đưa vào trong thơ một cách tinh tế nhất: Nguyễn Du có biệt tài tả mùa với ngôn ngữ có tính cá thể hóa cao độ, mỗi mùa một khác:
• Mùa hè: Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông.
• Mùa thu: Long lanh …bóng vàng
• Mùa xuân: Cỏ non …bông hoa
+ Cảnh không chỉ đẹp mà cảnh còn phù hợp với tâm trạng con người:
• Đôi trai gái “Người quốc sắc, kẻ thiên tài” vừa gặp nhau đã say mê và khi chia tay thì lòng đầy lưu luyến:
Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha
• Khi con người cô độc, sống trong tâm trạng cô đơn thì thiên nhiên cũng mang đầy tâm trạng:
Buồn trông cửa bể chiều hôm
…..
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi
Thiên nhiên như thấm đẫm nỗi buồn nhớ, sự lo lắng, phấp phỏng của Kiều về những ngày sắp tới là dự báo về một cuộc đời chìm nổi, một tương lai vô định đầy hiểm nguy, bất trắc?
=> “Cái hệt” của Nguyễn Du không chỉ dừng lại ở độ chính xác, đúng đắn mà đạt tới trình độ tinh vi, sâu sắc, giàu giá trị thẩm mĩ.
– “Đàm tình đã thiết”: Đó là nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật nổi bật trong tác phẩm. Ngòi bút của Nguyễn Du tinh vi, lão luyện trong việc phân tích tâm lí nhân vật. Tâm trạng của mỗi nhân vật được xây dựng đều phù hợp với hoàn cảnh
+ Trong tác phẩm, Kiều là nhân vật có tâm trạng phức tạp nhất:
• Tâm trạng bất lực, uất ức khi bị đem ra làm món hàng mua bán
Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng
Ngại ngùng dín gió e sương
Ngừng hoa bóng thẹn, trông gương mặt dày.
• Khi Kiều trao duyên cho em để trả nghĩa cho Kim Trọng, ta mới thấy hết cái tình sâu nặng:
Phận sao phận bạc như vôi
——
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây
• Những đau thương, uất ức dồn lại đã trở thành nỗi căm phẫn trong Kiều:
Đã cho lấy chữ hồng nhan
——
Sao cho sỉ nhục một lần mới thôi
Điệp từ “cho” lặp lại nhiều lần như sự đay nghiến, day dứt, khắc khoải khôn nguôi về nỗi đau thân phận. Câu thơ chất chứa niềm bức bối, bực dọc như muốn bùng ra. Trong thơ bật ra tiếng hét phẫn nộ, tiếng tố cáo gay gắt những ngang trái cuộc đời chà đạp lên số phận người phụ nữ.
+ Trong Truyện Kiều lúc nào cũng hiển hiện một chữ tình sâu nặng. Cái tình trong Truyện Kiều là cái tình sâu, tình thắm, cái tình đẹp nhất của loài người bởi nó chở theo giá trị nhân đạo sâu sắc của tác giả. Trước mỗi cảnh đời của nhân vật ta đều bắt gặp sự đồng cảm, thương xót của nhà thơ.
c. Thành công của Truyện Kiều còn ở chỗ “Con mắt trông thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời”
– Ý này tac giả muốn ngợi ca tấm lòng nhân đạo sâu sắc, không cùng, menh mông cảu Nguyễn Du. Dẫn chứng
– “Sáu cõi” là sự bao chiếm là sự bao chiếm toàn bộ không gian đông-tây-nam-bắc, trên và dưới. Đó là sự thâu tóm cả vũ trụ, đất trời. Trong Truyện Kiều có không ít những thơ chứa đựng cả thiên nhiên vũ trụ:
– Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia
– Trời cao sông rộng một màu bao la.
– “Con mắt trông thấu sáu cõi” cũng là một biểu hiện của một nhân sinh quan nhạy cảm, một tâm hồn rộng mở thu nhận mọi biến chuyển cuộc đời. Chính bởi thế mà ông rút ra được những quy luật của cuộc đời:
– Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài ……………ghét nhau
– Ngẫm hay muôn sự tại trời
Trời kia đã bắt làm người có thân
——————————-
Cho thanh cao mới được phần thanh cao.
Bằng con mắt “Trông thấu sáu cõi”, Nguyễn Du đã thể hiện một vốn sống phong phú, uyên thâm, hiểu đời và hiểu người. Ông nghe nhiều, quan sát nhiều để đúc rút lại những chân lí của cuộc sống.
– Mắt Nguyễn Du nhìn thấu sáu cõi mà lòng thì “nghĩ suốt cả đời”.
+ Đó là tấm lòng canh cánh lo cho số phận con người, lo cho cuộc đời. Ông đã nói hộ những người phụ nữ những bất công, đau khổ:
Đau đớn thay …lời chung
3. Bình luận
– Lời nhận định của Mộng Liên Đường đã khái quát được một cách chung nhất những giá trị của Truyện Kiều trên cả hai lĩnh vực nội dung và nghệ thuật vì “Tố Như dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tình đã thiết”. Nhưng xét đến cùng bút lực ấy có được cũng là nhờ “con mắt trông thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời”. Nguyễn Du là một nghệ sĩ chân chính
– Lời bàn của Mộng Liên Đường cho thấy ông không chỉ là một người am hiểu, học rộng, hiểu sâu về văn chương mà ông còn xứng đáng là một tri kỉ của Nguyễn Du khi khám phá được cái thần tuyệt diệu của tài năng nghệ thuật Nguyễn Du, đồng điệu với tâm hồn, nỗi niềm của Nguyễn Du