Đề đền Sầm Nghi Đống là tác pẩm xuất sắc trong sự nghiệp sáng tác của Hồ Xuân Hương nhắc lại sự kiện lịch sử oanh liệt của dân tộc ta. Cùng Trạm văn học tham khảo bài phân tích chi tiết dưới đây.
Phân tích bài thơ Đề đền Sầm Nghi Đống ngắn gọn
Mở bài
GS John Balaban nhận định rằng: “Bà viết về cả những điều mà các nhà thơ khác không dám làm. Thơ Hồ Xuân Hương độc đáo, hiếm có, mang đậm bản sắc Việt Nam, có sức lan truyền rộng rãi trên thế giới. Bà là một nhà thơ đẳng cấp thế giới. Thơ của bà có thể làm lay động chúng ta ngày hôm nay cũng như đã làm lay động người Việt hơn 200 năm trước đây”. Bài thơ “đề đền Sầm Nghi Đống” nhắc lại sự kiện lịch sử oanh liệt của dân tộc ta. Tết Kỷ Dậu 1789 vua Quang Trung đại phá quân Thanh, xác chất cao như núi tại gò Đống Đa. Đồn Khương Thượng bị tiêu diệt tướng giặc Sầm Nghi Đống bại trận đã thắt cổ tự tử.
Thân bài
Nhân một dịp đi qua đây Hồ Xuân Hương bày tỏ thái độ mỉa mai, thiếu tôn trọng đối với ngôi đền này:
“Ghé mắt trong ngang thấy bảng treo
Kìa đền thái thú đứng cheo leo”
Đối với Hồ Xuân Hương, việc một viên tướng bại trận không xứng đáng được lập đền thờ. Cụm từ “ghé mắt trông ngang” được hiểu là nghiêng đầu đưa mắt nhìn với thái độ coi thường. Quan niệm của người xưa, những ai được lập đền thờ đều được mọi người tôn trọng cúng bái, cầu nguyện. Đền thái thú đứng cheo leo ở một thế đứng cao nhưng lại không có gì bấu víu dễ dàng sụp đổ. Chữ “kìa” tỏ thái độ chỉ trỏ, không tôn trọng coi thường và đầy bất kính. Hai câu thơ mở đầu bày tỏ rõ tính cách của nhà thơ Hồ Xuân Hương, bà bác bỏ tính thiêng liêng cung kính của một ngôi đền thờ. Hai câu thơ thể hiện thái độ ngạo mạn, nhìn ngang liếc qua, tay chỉ trỏ, cùng cách ngắt nhịp 1/3/3 coi thường dè bỉu tên tướng bại trận Sầm Nghi Đống.
Không những tỏ thái độ dè bỉu, Hồ Xuân Hương còn tự ví, so sánh mình với tên tướng Sầm Nghi Đống:
“Ví đây đổi phận làm trai được
Sự nghiệp anh hùng há bấy nhiêu”
Dù là thân phận nữ nhi nhưng Hồ Xuân Hương không an phân, “Ví đây đổi phận làm trai được” thái độ mặc cảm của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
Cách xưng hô “đây”, “đổi phận làm trai được” bà ý thức rõ giá trị của mình cùng thái độ mỉa mai, xem thường. Bà tự tin cho rằng nếu như được đổi phận làm trai Hồ Xuân Hương có thể làm lên sự nghiệp lớn trở thành bậc anh hùng. Câu kết “Sự nghiệp anh hùng há bấy nhiêu” Hồ Xuân Hương tự cho rằng mình có thể làm gấp nhiều lần. Bên cạnh đó còn thể hiện thái độ dè bỉu coi thường chế giễu và phê phán tên tướng giặc.
Cách xưng hô, cùng các từ ngữ hình ảnh thơ đặc sắc, âm hưởng bài thơ thể hiện khát vọng lập sự nghiệp anh hùng vẻ vang của người phụ nữ. Thái độ bất kính của bà đi ngược lại với xã hội phong kiến xưa. Bà thể hiện rõ thái độ đối với việc trọng nam khinh nữ, thách thức với các sự nghiệp anh hùng của đấng nam nhi, thách thức đối với thần linh.
Bài thơ mang đến thông điệp về khát vọng được bình đẳng giới, được lập sự nghiệp anh hùng vẻ vang của người phụ nữ. Khát vọng mạnh mẽ của con người cùng cá tính độc đáo bất chấp mọi ràng buộc của xã hội phong kiến. Hồ Xuân Hương ý thức được tài năng cũng như phẩm hạnh của mình. Lên tiếng chế giễu nhân cách tầm thường của những kẻ mày râu trong xã hội.
Kết bài
Với thể thơ thức ngôn tứ tuyệt đã được Việt hóa cao độ, từ ngữ giọng điệu hình ảnh đến ý thơ được được tác giả sử dụng hợp lý đầy sâu sắc. Cùng cách nhìn đa chiều lối viết văn trào phúng tài hoa của Hồ Xuân Hương, bài thơ mang đến nhiều ý nghĩa sâu sắc, cùng cách làm thơ của nữ thi sĩ.