Không chỉ sáng tác thơ Nôm, Nguyễn Du còn rất thành công ở những tác phẩm thơ chữ Hán, trong đó Mộng đắc thái liên là một thi phẩm tiêu biểu. Phân tích bài thơ Mộng đắc thái liên của Nguyễn Du để hiểu thêm về tài năng cũng như con người của nhà thơ Nguyễn Du nhé.
Phân tích bài thơ Mộng đắc thái liên
Mộng đắc thái liên sáng tác khoảng năm 1804 – 1805, trong thời gian Nguyễn Du được triệu tập vào Huế để nhận chức mới. Thời gian này ông có nhiều dịp vào thăm vua, cùng vua bàn luận việc lớn và được ngắm nhiều cảnh đẹp trong cung. Đặc biệt Nguyễn Du ấn tượng với hồ sen Tịnh Tâm. Nhìn cảnh hồ sen đẹp ông không khỏi bùi ngùi nhớ lại những kỷ niệm ngày nào cùng với cô hàng xóm, hẹn nàng cùng đi hái sen với biết bao kỷ niệm đẹp bên tình yêu chớm nở. Bài thơ Mộng đắc thái liên đã ra đời trong hoàn cảnh như thế:
Khẩn thúc giáp điệp quần
Thái liên trạo tiểu dĩnh.
Hồ thủy hà xung dung,
Thủy trung hữu nhân ảnh.
Bốn câu thơ đầu mở ra hình ảnh của một thi nhân say sưa với cảnh đẹp của hồ sen, chẳng ngại xắn quần , chèo thuyền trong đầm sen để cảm nhận và hít hà hương thơm của đầm sen mang lại. Vào sâu trong đầm sen thi nhân như choáng ngợp trước khung cảnh nước dâng lai láng, bàng bạc như gương, nước trong sạch như tấm gương khổng lồ, cảm tưởng có thể soi bóng mình trong đó
Thái, thái Tây Hồ liên,
Hoa thực câu thướng thuyền.
Hoa dĩ tặng sở úy,
Thực dĩ tặng sở liên.
Điệp từ “thái” tức là “hái” lặp lại hai lần trong một dòng thơ gợi hình ảnh một thi nhân đang luôn tay, sung sướng hái từng nhánh sen thơm lừng để chất đầy vào thuyền. Hoa sen thơm ngát trong lòng Hồ Tây phẳng lặng khiến thi nhân thích thú như muốn mang cả đầm sen về tặng người thương. Cảnh và người như đã hòa làm một, trong đầm sen thơm ngát, thi nhân trở nên ngây ngất, hoà tan vào trong không gian thanh sạch và tinh khôi ấy.
Kim thần khứ thái liên,
Nãi ước đông lân nữ,
Bất tri lai bất tri,
Cách hoa văn tiếu ngữ.
Khổ thơ thứ ba giống như lời trò chuyện, tâm tình của bậc thi nhân, thi nhân hẹn đi hái sen với cô gái hàng xóm. Mải miết trong đầm sen mà không biết nàng đến tự bao giờ, có tiếng cười tiếng nói như tan vào trong đất trời, hoà vào khung cảnh thiên nhiên bao la bát ngát. Chúng ta thấy có sự đồng điệu trong tâm hồn của thi nhân – chàng trai với cô hàng xóm. Ở họ có điểm chung là đều yêu sen, đều thích ngắm và hái sen, đều rất trân trọng khoảnh khắc bình dị, tươi đẹp nhưng có ý nghĩa của cuộc sống. Hành động hái sen của họ không chỉ là để cảm nhận hương vị của thiên nhiên mà còn là hành động muốn lưu giữ những khoảnh khắc đẹp tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng.
Ở trên là hành động chèo thuyền, xắn ống quần vào đầm sen để hái sen, còn ở đây là lời cảm thán của thi nhân trước vẻ đẹp của hoa sen. Điệp từ “liên liên hoa”, “liên liên cán” tức là ai cũng yêu, ai cũng thích. Hoa sen thơm ngát ai mà chẳng yêu, cọng sen yếu mềm nhưng kiên cường trước sóng nước ai mà chẳng thích. Thi nhân cảm nhận và miêu tả thật tinh tế qua hình ảnh “cọng sen có tơ mềm”, cách nói ẩn dụ cho thấy vẻ đẹp tiềm ẩn của những cọng sen trong đầm. Đâu cần rực rỡ như bông hoa, cọng sen khiêm nhường nhưng vẫn mang vẻ đẹp và giá trị của nó, lặng lẽ dâng hiến cho cuộc đời.
Khổ thơ cuối cùng là lời nhắn nhủ của thi nhân cho những ai đang hái sen giống mình “Thái chi vật thương ngẫu/ Minh niên bất phục sinh”. Thi nhân nhắc nhở những ai hái sen thì chớ làm hỏng ngó để mùa sau những bông sen còn mọc tiếp, sen sẽ tiếp tục sinh sôi nảy nở làm đẹp cho đời nếu người đời biết trân trọng, giữ gìn và nâng niu đó.
Mượn chuyện hái sen, Nguyễn Du đã gửi gắm rất nhiều điều ý nghĩa về cuộc sống. Đó chính là sự trân trọng, thái độ giữ gìn những cảnh đẹp của thiên nhiên. Qua đó chúng ta hiểu thêm về vẻ đẹp cốt cách của tâm hồn nhà thơ – đại thi hào của dân tộc.
——————————————–
Trên đây là Phân tích bài thơ Mộng đắc thái liên do Tramvanhoc sưu tầm. Tác phẩm cho thấy tài năng và cốt cách cao đẹp của nhà thơ Nguyễn Du. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho các em những tài liệu bổ ích cho việc học.
>>> Tham khảo: Phân tích đoạn thơ được trích từ bài Văn tế thập loại chúng sinh của Nguyễn Du