Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích cái tôi của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường được thể hiện trong văn bản Miền cỏ thơm sau:
Mùa hạ, trong những khu vườn Huế, khi đất xông lên hùng mạnh, cỏ mọc xanh lạ thường. Trái cây sắp chín nằm chờ trên cành, và khắp đây đó trong vùng Kim Long, khói đốt cỏ tỏa ra mịt mùng xanh mở một vùng ven sông. Trên một chiếc bình phong cổ khuất trong cây lá của một khu sân vắng vẻ còn dấu chạm lỗ chỗ của một câu đối nói đến những bầy chim nhạn thường về đậu kêu om sòm trên bãi sông Hương trước mặt nhà. Tôi lớn lên không hề thấy bóng chim nhạn ven sông này. Chắc cũng giống như lũ côn trùng kia, chúng đã di trú về một vùng đất nào yên tĩnh hơn. Nhưng liệu có nơi nào gọi là “yên tĩnh hơn” trên hành tinh này. Hình như càng ngày nó càng trở nên ồn ào hơn xưa; và đó cũng là lỗi của chúng ta đã tước đoạt “quyền yên tĩnh” của thế hệ trẻ ngày mai. Mùa thu trời trở gió heo may lành lạnh làm người ta tự nhiên thấy nhớ nhung một quê hương nào không biết. Vào mùa này, các văn nhân thường mở hội leo núi, mang theo túi thơ bầu rượu lên các định núi cao mừng tiết “Trùng Cửu”. Núi đó có thể là núi Ngự Bình, núi Kim Phụng hoặc những rừng thông vùng đồi Thiên n, và văn nhân có thể là Bà Huyện Thanh Quan, Tuy Lý Vương, Hàn Mặc Tử. Những văn nhân ngồi uống rượu trên đầu núi, nghe tiếng chuông chùa thánh thót trên thành phổ dầm mình trong sương khói; đi thăm núi to về, băng qua sườn đồi, vó ngựa còn thơm nồng hương cỏ, gọi lũ bướm bay theo. Thơ Tuy Lý Vương nói: “Minh triệu sất mã sơn đầu quả Ngoạ thỉnh tùng thanh ức ngã sầu”.
Một thứ hạnh phúc kéo dài trong nhiều năm tháng thật khó có ở đời; hạnh phúc chi tồn tại trong từng khoảnh khắc. Đó là khoảnh khắc mà ta nằm buông mình trên cỏ, ngửa mặt nhìn từng áng mây chẳng biết bay về đâu. Và chăng, chính đó là những áng mây mà người đời Đường đã từng thấy: “Bạch vân vô tận thị”.
Huế, 4/8/2003
(Trích Miền cỏ thơm, Hoàng Phủ Ngọc Tường,
Tạp chí Sông Hương, số 179, 180, 2009)
Phân tích cái tôi của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường được thể hiện trong văn bản Miền cỏ thơm
Mở bài
Giới thiệu vấn đề nghị luận: Cái tôi của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường trong tủy bút Miền cỏ thơm.
Thân bài
* Nêu ngắn gọn về cái tôi trữ tình trong tùy bút (thế giới tinh thần chủ quan in đậm dấu ấn cá nhân của tác giả, được thể hiện qua cách nhìn, cách cảm, cách sử dụng ngôn ngữ).
* Làm rõ vẻ đẹp của cái tôi tác giả trong văn bản:
+ Một cái tôi tài hoa, uyên bác: Trong cách cảm nhận nét riêng của một “miền cỏ thơm” – xứ Huế vào mùa hạ và mùa thu với những đặc trưng nổi bật của cỏ cây, khí hậu. Những câu văn đẹp, giàu hình ảnh, thấm đẫm cảm xúc, nhịp điệu chậm rãi, nhẹ nhàng, giàu chất thơ và hướng nội; Trong những liên tưởng phong phú về lĩnh vực thi ca, đậm màu sắc hội họa (tên tuổi, hình ảnh các văn nhân uống rượu trên đầu núi, nghe tiếng chuông chùa dầm mình trong sương khói, đi thăm núi trở về, băng qua sườn đồi, vỏ ngựa còn thơm nồng hương cỏ); Những chiêm nghiệm sâu sắc mà thấm thía về hạnh phúc giản dị, tồn tại trong từng khoảnh khắc, khi con người buông mình trong cỏ mà nhận ra cái vô cùng, vô tận, cái thanh cao, muôn đời của áng mây trắng ngàn năm.
+ Một cái tôi gắn bó sâu nặng với Huế, với quê hương, nguồn cội. Đó là sự hoài niệm về những hình ảnh đẹp của thiên nhiên từng gắn bó với sông Hương, là cảm xúc “tự nhiên thấy nhớ nhung một quê hương nào không biết”, là niềm khắc khoải lo lắng vì Huế hình như càng ngày càng trở nên ồn ào hơn, là sự thức tỉnh về “lỗi” của chúng ta khi tước đoạt “quyền yên tĩnh” của “miền cỏ thơm”. Những địa danh trong văn bản được nhắc đến như một phần của Huế, của quê hương với biết bao yêu mến, thân thương: vùng Kim Long, núi Ngự Bình, núi Kim Phụng, những rừng thông vùng đồi Thiên An,…
Kết bài
Khẳng định lại và bảy tỏ cảm xúc, đánh giá khái quát về cái tôi tác giả được thể hiện trong văn bản.