Cùng Tramvanhoc Phân tích cấu tứ của bài thơ Thơ viết ở biển của Hữu Thỉnh để thấy được hệ thống hình ảnh, cảm xúc của nhân vật trữ tình nhé!
Tìm hiểu bài thơ Thơ viết ở biển của Hữu Thỉnh
Bài đọc
THƠ VIẾT Ở BIỂN
Hữu Thỉnh
Anh xa em
Trăng cũng lẻ
Mặt trời cũng lẻ
Biển vẫn cậy mình dài rộng thế
Vắng cánh buồm một chút đã cô đơn
Gió không phải là roi mà đá núi phải mòn
Em không phải là chiều mà nhuộm anh đến tím
Sóng chẳng đi đến đâu nếu không đưa em đến
Vì sóng đã làm anh
Nghiêng ngả
Vì em…
(Trích tập thơ Thư mùa đông, NXB Hội nhà văn, 1994, tr.35-36)
Nội dung: bài thơ Thơ viết ở biển là cảm giác cô đơn, nỗi nhớ mỏi mòn và niềm khát khao cháy bỏng hạnh phúc đến trong tình yêu đôi lứa của nhân vật trữ tình (chính là tác giả).
Phân tích cấu tứ của bài thơ Thơ viết ở biển của Hữu Thỉnh
Mở đoạn
Giới thiệu vấn đề nghị luận: Sự độc đáo trong cấu tứ của bài Thơ viết ở biển.
Thân đoạn
– Bài thơ được tổ chức theo cách thức sóng đôi, đồng nhất giữa hình ảnh, cảm xúc của nhân vật trữ tình với thế giới tự nhiên, vũ trụ. Sự sóng đôi, đồng nhất giữa cảm xúc của nhân vật trữ tình với thế giới tự nhiên, vũ trụ được thể hiện qua “bối cảnh”: “anh xa em” nỗi cô đơn, lẻ loi do vắng bóng người yêu được hiện hữu qua hai thực thể của vũ trụ: “trăng”, “mặt trời”. Đây vốn là những thực thể duy nhất của vũ trụ, nhưng nay được nhìn nhận trong sự ứng chiếu của cảm xúc tình yêu nên “cũng lẻ”. Tiếp đến, nỗi niềm cô đơn của anh khi “xa em” còn được phản chiếu qua cảm xúc của “biến” khi vắng “cánh buồm”. Không những vậy, nhân vật trữ tình còn soi hình ảnh và lòng mình vào “gió”, vào “vách núi”, vào “chiều”, vào “sóng”: vách núi phải mòn mỏi vì gió dù gió không phải là roi, như anh đang phải mòn mỏi vì em, anh cũng đang “tím” cả cõi lòng dù em không phải là chiều; còn sóng không thể vào bờ nếu không đưa được em đến với anh bởi sóng làm anh nghiêng ngả nhưng là nghiêng ngả “vì em”.
– Cấu tứ của bài thơ thật độc đáo, bởi qua đó, tác giả đã diễn tả được một cách đậm sâu và đầy ấn tượng về tình yêu sâu sắc của nhân vật trừ tình trong tình yêu đôi lứa: nỗi nhung nhớ, cô đơn, mong mỏi khi xa cách: đó là khao khát được gặp gỡ, đoàn
tu.
Kết đoạn: Khẳng định lại vẻ đẹp, ý nghĩa của cấu tử bài thơ.
Phân tích bài thơ Thơ viết ở biển của Hữu Thỉnh
Tình yêu luôn là đề tài bất tận của thi ca, khi bước vào vườn thơ viết về tình yêu chúng ta có thể bắt gặp nhiều thi phẩm như những bông hoa ngát hương. Không cần phải khẳng định thêm nữa về những giá trị của thơ ca: góp phần làm đẹp tâm hồn con người, nâng cao giá trị thẩm mỹ trong đời sống xã hội. Trong số những thi phẩm viết về đề tài tình yêu đó không thể không kể đến bài thơ tình “Thơ viết ở biển” của nhà thơ Hữu Thỉnh. Đọc qua bài thơ chúng ta dễ dàng nhận ra đây là một bài thơ rất giàu chất nhạc. Nhà thơ Hữu Thỉnh sinh ngày 15/2/1942, tên thật là Nguyễn Hữu Thỉnh, bút danh Vũ Hữu. Hiện nay ông đang là Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam và Tổng biên tập báo Văn Nghệ. Thi phẩm “Thơ viết ở biển” là tác phẩm đã được in trong tập thơ “Thư mùa đông”, tập thơ đã đoạt giải A của Hội nhà văn Việt Nam năm 1995 và giải thơ ASEAN 1999.
Mở đầu bài thơ như bắt đầu một giai điệu vút cao rồi lan tỏa theo chiều rộng, sau đó là sự lắng lại trở về ở cuối bài. Cung bậc bài thơ cứ ngân vang, lúc trầm, lúc bổng, vừa mạnh mẽ, vừa da diết. Kết cấu bài thơ tưởng buông chùng mà rất chặt chẽ, tứ thơ tưởng lãng mạn mà rất hiện thực. Nhìn bố cục trình bày bài thơ dễ liên tưởng hình thế một cánh buồm đang lướt gió chở đầy tình yêu, nỗi nhớ của Anh. Trong đó, Em chính là tâm điểm sáng lấp lánh làm nên ánh sáng bài thơ. Nghệ thuật ẩn dụ, nhân cách hóa được tác giả sử dụng một cách thuần thục trong toàn bài rất đắc dụng, tạo nền cho thi pháp bài thơ vẫn đậm nét truyền thống mà rất hiện đại để diễn đạt thật hiệu quả một tình yêu đằm thắm khiến người đọc càng ngẫm càng ý vị. Không vòng vo kể lể với những nỗi nhớ nhung bịn rịn hay những kỷ niệm êm đềm, nhà thơ mặc áo lính đã đi thẳng ngay vào định đề “anh xa em”. Có phải chăng trong tình yêu nếu thiếu đi một người, mọi thứ sẽ chẳng còn đẹp nữa. Vắng “em”, “trăng’ và “ mặt trời” cũng “lẻ” bóng, cô đơn…như anh. Còn “biển” dẫu “dài rộng” tưởng chừng thiếu đi một cánh buồm nhỏ nhoi cũng chẳng mất mát gì – nếu “cánh buồm” ấy chẳng phải là “em”. Có phải chăng dù cuộc sống của “anh” còn có vô vàn điều khác nữa, nhưng nếu thiếu “em”, nếu không có “em” thì tất cả dường như đều trở nên vô nghĩa. Cái hay của bài thơ không chỉ ở nhạc tính mà lay động tình người chính là ở chỗ bài thơ chan chứa tình cảm yêu thương rất đỗi chân thành và cũng đầy thi vị. Ba câu thơ kết thúc:
Dù sóng đã làm anh
nghiêng ngả
vì em
hay đúng hơn là một câu được ngắt thành ba phần đã biểu đạt thành công hơn cái nghiêng ngả của sóng và cả của anh nữa – nhưng riêng anh nghiêng ngả không phải vì sóng mà chính vì em đấy.
Bài thơ sau này đã được nhạc sĩ Phú Quang phổ nhạc thành ca khúc “Biển, nỗi nhớ và em”. Ca khúc nhanh chóng được người nghe đón nhận. Nhạc sỹ Phú Quang nói: “Một buổi chiều tôi ngồi giữa hoàng hôn của biển Vũng Tàu. Bài thơ của nhà thơ Hữu Thỉnh vang trong đầu tôi và tôi bỗng thấy mình đồng điệu với tâm trạng đó. Bài hát ra đời từ đó. Chỉ có câu “Gió không phải là roi mà vách núi phải mòn” tôi thương núi nên đổi lại thành “Gió âm thầm không nói, mà sao núi phải mòn”…Có lẽ vì đồng điệu với bài thơ nên khi phổ thành nhạc, nhạc sĩ Phú Quang đã thổi vào bài thơ một cảm xúc buồn nhẹ nhàng, chênh chao lòng người!