Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích đặc điểm của nhân vật bi kịch được thể hiện qua nhân vật Vũ Như Tô trong văn bản sau:
Lớp III
Thêm Vũ Như Tô
Vũ Như Tô (có vẻ mệt, người hốc hác, lam lấm): Bao nhiêu người chết vì ta! Khốn nạn… Nhưng sao ta vội nản. Nhu nhược thì sao dựng nổi cái đài này? Thương nhau ta để trong lòng. [….]. Nhưng không thẳng tay không xong. Xây cái Cửu Trùng Đài này cũng khó như đánh trận, mỗi người chúng ta là một tên lính, phải đồng lao cộng tác, không được thoải chi, không được trốn tránh. Tôi tha không khó gì, nhưng thể là dung túng cho bọn thợ trốn đi, mà thợ trốn đi thì đài xây sao được. Khi xưa vua Thục đắp thành Cổ Loa có con kê tinh cử gây làm đổ thành, phải trừ kẻ tinh mới đắp nổi. Đây cũng thế, phải trừ hết cả những kẻ hèn, thấy khó đã nản.
Phó Bảo: Vua Thục đắp thành để giữ nước, còn ta xây thành để cho vua chơi.
Vũ Như Tô: Sao lại để vua chơi, đây là ta xây cho cả nước.
Phó Bảo: Cho cả nước, nhưng chỉ ít người được đến đây, họ nhà vua, các quan, thế là hết, dân được lợi gì?
Vũ Như Tô: Chú quên hết lời anh em ta kí kết cùng nhau rồi. Sao chủ đã thay đổi thế? Thảo nào mà tôi thấy… Ta xây một cái đài vĩ đại, làm vinh dự cho non sông. Đến làm một cái nhà còn tốn tiền, tốn lực huống chi là một cái đài to như núi, bền như trăng sao.
(Trích: Nguyễn Huy Tưởng, Vũ Như Tô, NXB Sân khấu, Hà Nội, 2006, tr. 84-89).
Tìm hiểu về nhân vật Vũ Như Tô
Nguyễn Huy Tưởng đã xây dựng Vũ Như Tô là một nhân vật có hoài bão, lí tưởng, nhưng cũng rất bướng bỉnh. Ông là một người có tài được ví như thiên tài nghìn năm, có công xây tòa đài và vảy bút vài nét. Vũ Như Tô vừa là nhân tài mà vừa là thiên tài khó ai có thể sánh nổi. Ông là người có khát vọng hoài bão xây Cửu Trùng Đài là để tô điểm đất nước, đem hết tài ra xây cho nòi giống một tòa đài hoa lệ, thách cả những công trình sau trước, tranh tinh xảo với hóa công.
Phân tích đặc điểm của nhân vật bi kịch được thể hiện qua nhân vật Vũ Như Tô
Mở bài
Nêu vấn đề nghị luận: Nhân vật Vũ Như Tô trong văn bản mang đặc điểm của nhân vật bi kịch.
Thân bài
(1) Nêu ngắn gọn đặc điểm của nhân vật bi kịch có phẩm chất, năng lực vượt trội, khát vọng lớn lao nhưng phải đối đầu với hoàn cảnh thực tế không cho phép thực hiện khát vọng hoặc với phần bóng tối lầm lạc trong chính bản thân, tất yếu nên trải những trạng thái giằng xé, bế tắc, kết cục bi thảm.
(2) Làm rõ đặc điểm bi kịch của nhân vật Vũ Như Tô trong văn bản:
+ Khát vọng lớn lao muốn điểm tô cho đất nước, thoả cơn khát sáng tạo: “Ta xây một cái đài vĩ đại, làm vinh dự cho non sông”; “một cái đài to như núi, bền như trăng sao.” Công trình mà họ Vũ theo đuổi thật kì vĩ, đua chen cùng tạo hoá;
+ Sự lầm lạc trong nhận thức và hành động của nhân vật: Việc họ Vũ liên tưởng câu chuyện về vua Thục đắp thành Cổ Loa trừ kê tinh trong lịch sử với hành động xây Cửu Trùng Đài của mình và lời thoại của Phó Bảo: “Vua Thục đắp thành để giữ nước, còn ta xây thành để cho vua chơi,” lời đáp của Vũ Như Tô: “Sao lại để vua chơi, đây là ta xây cho cả nước” cho thấy bóng tối sai lầm trong nhận thức: cái công trình trác tuyệt mà họ Vũ theo đuổi kia không phải là điều dành cho dân, cho nước như kì vọng, mà chỉ là “xây thành cho vua chơi,” là công cụ hưởng lạc xa hoa trên xương máu nhân dân của vua quan bạo chúa. Sai lầm trong nhận thức đã dẫn đến lầm lạc trong hành động: bằng mọi giá, bằng mọi con đường để thực hiện mục đích, bất chấp “bao nhiêu người đã chết vì ta,” “không thẳng tay không xong,” “phải trừ hết cả những kẻ hèn, thấy khó đã nản” – bất chấp xương máu, tính mạng của nhân dân. Tuy nhiên, ở đây nhân vật chưa nhận thức được phần bóng tối trong nội tâm của mình. Những lầm lạc trên tất yếu sẽ dẫn đến kết cục đau đớn, bi thảm ở phần sau của vở kịch
Kết bài
Khẳng định: Bi kịch của nhân vật Vũ Như Tô thức tỉnh người đọc: không thể hy sinh cái Thiện để chỉ theo đuổi cái Đẹp thuần tuý, không thể bất chấp bằng mọi giá, mọi con đường, kể cả con đường băng qua xương máu, tính mạng của nhân dân để biện hộ cho việc thực hiện mục
đích.