Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích đặc điểm của nhân vật hài kịch được thể hiện qua nhân vật Sai-lốc trong văn bản sau:
Sai-lốc: Thế nào? Tubai? Có tin tức gì của thành Genoa? Anh có tìm thấy con gái tôi không?
Tubai: Nghe thấy người ta nói có gặp cô ấy ở đâu là tôi đã đi khắp mà không sao tìm thấy.
Sai-lốc: Thôi, thế là xong, thế là đứt đời! Mất biến một viên ngọc kim cương tôi đã mua mất hai nghìn đuy-ca ở Frankfurt. Chưa bao giờ tai hoạ đè nặng lên dân tộc ta, chưa bao giờ tôi bị đau xót như ngày hôm nay. Hai nghìn đuy-ca trong viên ngọc đó, và lại còn những đồ châu báu khác đắt tiền nữa, rất đắt tiền! Ôi! Tôi chỉ mong muốn được trông thấy đứa con gái tôi chết nằm dưới chân tôi, hai tai đeo ngọc kim cương, con gái tôi nằm trong quan tài ở dưới chân tôi và có tất cả những đồng đuy-ca trong mình nó! Không có tin tức gì về chúng nó? Và cũng không biết rồi tôi còn phải tốn phi bao nhiêu để tìm chúng nó nữa. Ôi chao ôi! Mất đơn mất kép, đứa ăn trộm trốn đi với bao nhiêu tiền của, và bao nhiêu kẻ để bắt nó lại mà không được thoả nguyện, không được trả thù! Và không có nỗi bất hạnh nào không đè lên lưng tôi, không có tiếng thở than nào không ở miệng tôi ra, không có nước mắt nào không ở mắt tôi tuôn xuống!
[…] Tubai: Theo như tôi được nghe nói, thì con gái của anh đã tiêu ở đó tảm chục đuy-ca ngay một lúc.Sai-lốc: Anh đâm một nhát dao găm vào tim tôi không bằng. Tôi sẽ không bao giờ trông thấy lại số vàng của tôi. Tám chục đuy-ca một lúc, tám chục đuy ca!
(Trích Người lái buôn thành Vơ-ni-dơ, William Shakespeare, in trong Những vở kịch nổi tiếng, Tuấn Đô dịch, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2017, tr.82-84)
Tìm hiểu về vở kịch “Người lái buôn thành Vônidơ” và nhân vật Sai-lốc
Tóm tắt vở kịch “Người lái buôn thành Vơnidơ”
Baxaniô một quý tộc trẻ, có học. Bạn thân là Antôniô, một thương gia giàu có ở Vơnidơ. Baxaniô cần tiền cưới vợ – công nương Porxia xinh đẹp. Antôniô không sẵn tiền vì tất cả tài sản của chàng đang lênh đênh trên 3 chiếc thuyền buôn chưa về. Antôniô phải đến vay của tên Sailốc, một lái buôn Do Thái số tiền 3000 đuyca với điều kiện ghi vào văn khế: nếu sau 3 tháng không trả được nợ thì Sailốc có quyền xẻo một cân thịt trên thân thể người vay nợ.
Tuy yêu Baxaniô, nhưng công nương Porxia phải thực hiện đúng chúc thư của bố, người cầu hôn phải chọn đúng cái hòm trong đựng chân dung nàng mới được kết duyên cùng nàng. Ông hoàng Marốc chọn cái hòm vàng, mở ra chỉ thấy cái đầu lâu và một tờ thư châm biếm. Ông hoàng xứ Aragông chọn cái hòm bạc, trong chỉ có chân dung thằng ngốc với một bài thơ hài hước. Baxaniô chọn hòm chì, mở ra… và hạnh phúc đã thuộc về chàng.
Hạn nợ đã đến. Sailốc kiện ra toà. Baxaniô và Graxianô (chồng nàng Nêrixa hầu gái của công nương Porxia phải cấp tốc về Vơnidơ. Được ông anh họ là quan toà viết thư ủy nhiệm, Porxia cải trang thành tiến sĩ luật khoa, nàng Nêrixa cải trang thành viên thư ký. Hai nàng đã được thống lĩnh mời vào ghế quan tòa. Porxia tuyên bố cho Sailốc thực hiện đúng văn khế và lưu ý phải cắt đúng 1 cân thịt không hơn không kém trên thân thể Antôniô và không làm chảy ra một giọt máu nào. Sailốc bị thua kiện, bị ghép vào tội âm mưu hãm hại một công dân thành Vơnidơ, bị toà tuyên bố tịch thu toàn bộ tài sản.
Kết thúc phiên toà, hai vị “quan toà và thư ký” khéo léo xin được nhẫn của Baxanioo và Graxianô. Trở lại đời thường, hai nàng hỏi đức lang quân về nhẫn đính hôn đâu rồi và tỏ ý giận dỗi. Cuối cùng Porxia đưa thư ủy nhiệm của ông anh họ thì Baxaniô mới biết rõ sự thật, bàng hoàng khâm phục người yêu.
Cùng lúc đó, tin ba thuyền buôn của Antôniô cập cảng, thuyền đầy ắp hàng hóa.
Giá trị của tác phẩm
1. Về nội dung: Vở kịch “Người lái buôn thành Vônidơ” đã ca ngợi tình bạn, tình yêu thủy chung cao cả, đề cao trí tuệ và công lý, lên án sự độc ác tham lam. Vẻ đẹp và sự thông tuệ, sắc sảo của người phụ nữ trẻ được khẳng định và ngưỡng mộ.
2. Về nghệ thuật: Hành động kịch phong phú. Mâu thuẫn tạo nên xung đột và kịch tính (văn khế – cảnh xử kiện – chiếc nhẫn).
Nhân vật Sai-lốc: hắn là người Do Thái chuyên cho vay nặng lãi. Sai-lốc là điển hình cho kẻ tham lam, hà tiện và độc ác. Vì là kiểu người có tính cách xấu đáng phê phán nên hắn cũng được xem là nhân vật hài kịch.
Phân tích đặc điểm của nhân vật hài kịch được thể hiện qua nhân vật Sai-lốc trong Người lái buôn thành Vơ-ni-dơ
Mở bài
Giới thiệu vấn đề nghị luận: Sai-lốc trong văn bản là nhân vật hài kịch, là đối tượng của tiếng cười phê phán thói hám vàng bất chấp cả tình phụ tử.
Thân bài
– Nêu ngắn gọn đặc điểm của nhân vật hài kịch (thường có sự không tương xứng giữa thực chất bên trong và hành động bên ngoài, suy nghĩ và hành động…. hoặc có thói quen, tính cách, ứng xử, trái với lẽ thường, trở thành đối tượng của tiếng cười. Nhân vật trong hài kịch thường được thể hiện theo lối tô đậm, cường điệu)
– Làm rõ đặc điểm của tính cách hám vàng và thủ pháp nghệ thuật cường điệu tô đậm tính cách đó ở nhân vật Sai-lốc (sự tiếc của, đau xót đến điên dại, sự nguyền rủa dành cho con gái; sự khao khát trả thù “đứa ăn trộm”; những cách diễn đạt cường điệu hóa (Chưa bao giờ tai họa đè nặng lên dân tộc ta, chưa bao giờ tôi bị đau xót như ngày hôm nay không có nỗi bất hạnh nào không đè lên lưng tôi, không có tiếng thở than nào không từ miệng tôi ra, không có nước mắt nào không từ mắt tôi tuôn xuống; Anh đâm một nhát dao găm vào tim tôi không bằng,…). Qua đó, tác giả thể hiện tiếng cười phê phán, cảnh báo sự băng hoại những giá trị đạo đức bởi tác động của đồng tiền.
Kết bài
Khẳng định lại đặc điểm tính cách hài kịch của nhân vật Sai-lốc.