Trong thời kỳ phong kiến, cuộc sống của những người nông dân vô cùng cực khổ, điều đó đã được tái hiện trong bài thơ “Chốn quê” của nhà thơ tài hoa của nước nhà thờ kỳ Trung đại – Nguyễn Khuyến. Cùng tham khảo bài viết Phân tích đánh giá bài thơ Chốn quê của Nguyễn Khuyến nhé!
Phân tích đánh giá bài thơ Chốn quê của Nguyễn Khuyến
Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ lớn thời kỳ trung đại, các tác phẩm của ông thường phản ánh cuộc sống của những mảnh đời khổ cực, thuần hậu, chất phác và châm biếm, đả kích thực dân xâm lược, tầng lớp thống trị, đồng thời bộc lộ tấm lòng ưu ái đối với dân, với nước. Bài thơ “Chốn quê” cũng là một trong những thí dụ điển hình trong phong cách thơ Nguyễn Khuyến.
Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, miêu tả cuộc sống khốn khó của những người nông dân trong thời kỳ đầu thế kỷ 19. Trong hai khổ thơ đều sử dụng những từ ngữ miêu tả tình cảnh bạc bẽo, khốn đốn, vất vả của người nông dân khi luôn phải suy nghĩ về công việc ruộng nương, bữa ăn hôm nay, bởi tình trạng mất mùa, làm ăn thua, không kiếm được bao nhiêu, đã vậy còn phải nộp những thứ thuế hết sức vô lý cho bọn quan lại phong kiến, thực dân “Phần thuế quan Tây, phần trả nợ/Nửa công đứa ở, nửa thuê bò”. Vậy nên trong bữa ăn dưỡng sức để tiếp tục công việc bán mặt cho đất, bán lưng cho trời chỉ vỏn vẹn có món “dưa muối” hết sức giản đơn. Cần kiệm, vất vả mưu sinh là thế, đến chợ chả dám mua gì, tiết kiệm chi ly từng tí một, nhưng có tích góp bao nhiêu đi chăng nữa vẫn không khá lên, thế nên trong bài thơ, Nguyễn Khuyến có viết “Cần kiệm thế mà không khá nhỉ/ Bao giờ cho biết khỏi đường lo?” hai câu thơ như là tiếng nói cất lên trong tâm của những người nông dân. Ai cũng muốn mình có một cuộc sống ấm êm không lo toan bất cứ điều gì, song cuộc sống, thời kỳ bị đô hộ, cướp bóc, tra tấn, những người nông dân thấp cổ bé họng, không có tiếng nói, phải bị cam chịu, làm việc cực nhọc từng ngày một, gánh vác trên lưng là bữa ăn của cả giả đình, cả đống thứ thuế tàn ác, vô lý.
Điều đó cho thấy được những bất công mà nhân dân ta thế kỷ trước đã phải hứng chịu. Một mặt, Nguyễn Khuyến dùng từ ngữ sinh động, giản đơn, khắc họa nên bức tranh với những xúc cảm tha thiết, đồng cảm, thương yêu sự vất vả, khổ nhọc trong cuộc sống của người nông dân. Mặt khác nhà thơ lại vạch trần nên tội ác tàn bạo của bọn quan lại bán nước, bọn thực dân luôn ban hành những thứ thuế vô lý, tàn nhẫn, đàn áp những người dân vô tội, chất phác.
Qua bài thơ “Chốn quê”, Nguyễn Khuyễn đã thành công tái hiện lại sự khó khăn, lo lắng của người nông dân cho thế hệ sau qua ngôn từ sinh động giản đơn, giàu hình ảnh, giọng điệu tha thiết, nhẹ nhàng chứa đựng những xúc cảm thương xót, cảm thán, đau buồn và đồng thời bài thơ chính là minh chứng cho việc xã hội phải đối mặt với công bằng, những người nông dân phải cần được ủng hộ, bảo vệ quyền lợi và hy vọng trong tương lai xã hội sẽ ngày càng văn minh, tốt đẹp, người người vui vẻ, hạnh phúc, ấm no.