Phân tích đoạn trích: “Chèo đi rán thứ sáu … Đừng cho tôi bỏ thân chốn này, biển hỡi!”

Đề bài: Hãy viết bài văn phân tích đoạn trích sau: “Chèo đi rán thứ sáu … Đừng cho tôi bỏ thân chốn này, biển hỡi!”.

Chèo đi rán thứ sáu

Thấy nước vẫn mông mốc

Xé nhau đục vật vờ

Chèo đi thôi, chèo đi!

Một người cầm cán dầm cho vững,

Nước cuộn thác chớ lo

Biển nổi bão phong ba đừng run đừng rợn.

Chèo đi rán thứ bảy,

Nước ác kéo ầm ầm,

Nơi đây có quỷ dữ chặn đường

Nơi đây có ngọ lồm bủa giăng

Chực ăn người đi biển,

Chực nuốt tảng nuốt thuyền

Mau mau lên lấy tiền, lấy tiền ra thế,

Đem vàng bạc ra lễ chuộc thân.

Có bạc mới được qua.

Chèo đi rán thứ tám,

Nước đổ xuống ẩm ẩm,

To hơn bịch đựng lúa.

Nước xoáy dữ ào ào,

Nước thét gào kéo xuống Long Vương.

Nhanh nhanh tay chèo sang qua khỏi.

Chèo đi rán thứ chín,

Trông thấy nước dựng đứng chấm trời,

Khắp mặt biển nước sôi gầm réo.

Biển ơi, đừng giết tôi,

Nước hỡi, đừng lôi lấy thuyền,

Đừng cho thuyền lật ngang.

Đừng cho tôi bỏ thân chốn này, biển hỡi!

(Trích Vượt biển, Tổng tập văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam – Tap IV, Sdd, trang 887-889)

Phân tích đoạn trích: “Chèo đi rán thứ sáu … Đừng cho tôi bỏ thân chốn này, biển hỡi!”

Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vị trí của đoạn trích và nêu vấn đề cần nghị luận.

Thân bài: Phân tích nội dung và nghệ thuật của đoạn trích theo một trình tự phù hợp. chẳng hạn:

+ Sức mạnh dữ dội, cuồng bạo, khủng khiếp của những rán nước trên mặt biển: nước như mãnh hổ vằn vện đang trong cơn say cắn xé con mồi (Thấy nước vằn mông mốc/ Xé nhau đục vật vờ); âm thanh đe doạ hung bạo khủng khiếp của nước (nước cuộn thác, nước ác kéo âm ầm, nước đổ xuống ầm ầm, nước xoáy dữ ào ào, nước thét gào kéo xuống Long Vương, khắp mặt biển nước sôi gầm réo); nước dựng thành hình, thành khối, thành phong ba, tường thành (biển nổi bão phong ba, nước đổ xuống ầm ầm to hon bịch dựng lúa, nước dựng đứng chấm trời); nước như thú hoang vồ mồi, như quỷ đói chặn đường, đường qua rán nước là đường vào cõi chết (nơi đây có quỷ dữ chặn đường, nơi đây có ngọ lồm bủa giăng, chực ăn người đi biển, chực nuốt tảng nuốt thuyền); nước đòi mạng người, đòi tiền, đòi bạc (Mau mau lên lấy tiền, lấy tiền ra thế/ Đem vàng bạc ra lễ chuộc thân/ Có bạc mới được qua); các từ láy tượng thanh, tượng hình (mông mốc, vật vỡ, ầm ầm, ào ào);… Các động từ mạnh (xé, cuộn, kéo, chặn, bủa giăng, ăn, nuốt, đồ xoáy, thét gào, sôi, lôi, giết); biện pháp tu từ nhân hoá, phép điệp, so sánh,…; điểm nhìn và lời kể từ sự nhỏ bé, hãi hùng, kinh sợ của các sa dạ sa dồng. –> tất cả đã khiến cho sự khủng khiếp, dữ dội, cuồng bạo hiện lên vô cùng trực quan, sinh động, tác động mạnh vào giác quan của người đọc. Hình ảnh biển với chồng chất những rán nước hiện lên là biển khổ đau, biển chất chồng oan khốc, biển chất chồng những áp bức, hung bạo của bọn quan lại thống trị, của cái ác giáng xuống đầu những con người thấp cổ bé họng như thân phận của sa dạ sa dồng…

Phân tích đoạn trích: “Chèo đi rán thứ sáu … Đừng cho tôi bỏ thân chốn này, biển hỡi!"

+ Thân phận nhỏ bé, yếu đuối, khốn khổ của các sa dạ sa dồng khi vượt biển: con thuyền mong manh giữa muôn trùng phong ba bão biển, trong tay các sa dạ sa dồng chỉ có mái chèo nhỏ; sự thúc giục nhau chống chọi với biển dữ (chèo đi thôi, chèo đi!, nước cuộn thác chớ lo, biển nổi bão phong ba dừng run đừng rợn), khích lệ nhau chớ lo, chớ run, đừng run, đừng rợn nhưng người đọc cảm nhận được nổi lo, nỗi run, nỗi rợn,… của các sa dạ sa dồng; tiếng kêu thương, kêu cứu dây thảm thiết, kinh hãi của các sa dạ sa dồng (Biển ơi, đừng giết tôi,/ Nước hỡi, đừng lôi lấy thuyền,/ Đừng cho thuyền lật ngang/ Đừng cho tôi bỏ thân chốn này biến hỡi!); sự đối lập giữa cái hung hãn, dữ dội, chồng chất của biển, của rán nước và sự nhỏ bé, yếu đuối, khốn khổ, tội nghiệp của con người….

Kết bài: Khái quát chủ để và các đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích:

+ Nội dung: Đoạn trích là tiếng kêu thương cho số phận khốn khổ, bị doạ đây, cực nhục của các sa đạ sa dồng cũng là của những con người lao động bé nhỏ, tội nghiệp, những thân phận bị áp bức. Qua đó, phản ánh thực trạng xã hội áp bức bất công, chồng chất oan khiên giáng xuống đầu những con người bé mọn, vô tội.

+ Nghệ thuật: Đoạn trích thể hiện trí tưởng tượng phong phú, sáng tạo của tác giả dân gian. Đoạn trích đã mượn thế giới của cõi âm để phản ảnh hiện thực bất công, tàn khốc. Ngôn ngữ, hình ảnh sinh động, thể hiện tư duy trực quan, chất phác,… của người đồng bào.