Phân tích hai đoạn thơ Quê hương (Tế Hanh) và Đoàn thuyền đánh cá (Huy cận)

5/5 - (1 bình chọn)

Đề bài: Phân tích hai đoạn thơ Quê hương (Tế Hanh) và Đoàn thuyền đánh cá (Huy cận) để làm sáng tỏ nhận xét sau: “ Đều là khúc ca về thiên nhiên, về lao động nhưng mỗi đoạn thơ mang một vẻ đẹp riêng và qua sự miêu tả, người đọc có thể nhận ra được không khí của từng thời đại”.

Năm 1939 nhà thơ Tế Hanh viết:

“ Khi trời trong gió nhẹ, nắng mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.”

(Quê hương- Ngữ văn 8, tập II)

19 năm sau, năm 1958, nhà thơ Huy Cận viết:

“ Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.”

(Đoàn thuyền đánh cá – Ngữ văn 9, tập I)

Phân tích hai đoạn thơ Quê hương (Tế Hanh) và Đoàn thuyền đánh cá (Huy cận)

Bài làm

1. Cả hai đoạn thơ Quê hương (Tế Hanh) và Đoàn thuyền đánh cá (Huy cận) đều là khúc ca về thên nhiên, về lao động

– Ca ngợi sự thanh bình, êm ả của biển trời đã tạo điều kiện lý tưởng cho người dân chài ra khơi đánh cá.

– Ca ngợi sự mạnh mẽ, khoẻ khoắn và sự hào hứng, nhiệt tình của con người trong lao động.

2. Mỗi đoạn thơ mang một vẻ đẹp riêng

( Học sinh có thể tách bạch hoặc lồng ghép trong quá trình phân tích, nhưng cần đảm bảo các nội dung chính sau:)

– Nếu bức tranh thiên nhiên trong đoạn thơ của Tế Hanh hiện về với vẻ đẹp của một buổi sáng trong trẻo, mát lành, thì trong đoạn thơ của Huy Cận lại là vẻ đẹp của buổi hoàng hôn trên mặt biển với ánh mặt trời đỏ rực… ( Dẫn chứng )

– Vẻ đẹp lao động trong thơ Tế Hanh được tô đậm ở sức mạnh thể chất, còn trong thơ Huy Cận lại được tô đậm bởi sức mạnh tinh thần ( Dẫn chứng )

– Đoạn thơ của Tế Hanh làm cho người đọc ấn tượng bởi thể thơ tám chữ với cách dùng các động từ mạnh và cách so sánh bất ngờ. ( Dẫn chứng )

– Đoạn thơ của Huy Cận lại hấp dẫn người đọc bởi thể thơ bảy chữ với cách miêu tả độc đáo, cách dùng hình ảnh ẩn dụ giàu sức gợi. ( Dẫn chứng )

3. Người đọc có thể nhận ra được không khí của từng thời đại

– Đoạn thơ trong bài thơ Quê Hương của Thế Hanh được sáng tác năm 1939, đó là thời kỳ người đân đất Việt đang sống trong cảnh nô lệ. Do đó, sự ra khơi ở đây tuy mạnh mẽ nhưng cũng hết sức yên lặng ( chỉ một chiếc thuyền ra khơi… )

– Đoạn thơ trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá được Huy Cận sáng tác năm 1959 tức là vào thời kỳ cả miền Bắc bước vào xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Vì vậy không khí lao động của tập thể và niềm vui của con người trong xã hội mới được thể hiện rõ nét. (cả đoàn thuyền ra khơi trong câu hát ngân vang …)