Phân tích hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ Bác ơi của Tố Hữu

Đề bài: Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ Bác ơi của Tố Hữu qua đoạn thơ sau:

Bác vui như ảnh buổi bình minh

Vui mỗi mầm non, trái chín cành

Vui tiếng ca chung hoà bốn biển

Nâng niu tất cả, chỉ quên mình.

Bác để tình thương cho chúng con

Một đòi thanh bạch, chẳng vàng son

Mong manh áo vải, hồn muôn trượng

Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.

(Bác ơi, in trong Thơ Tổ Hữu, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2003, tr.457-458)

Tìm hiểu về bài thơ Bác ơi của Tố Hữu

Hoàn cảnh sáng tác: Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần từ 2/9/1969 giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ. Cả dân tộc ta và nhân dân thế giới đã biểu lộ niềm đau xót và tiếc thương vô hạn trước sự qua đời của Bác – người anh hùng giải phóng dân tộc, vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam.

Giá trị nội dung của bài thơ Bác ơi!:

– Bài thơ thể hiện sâu sắc niềm đau đớn, tiếc thương vô hạn của nhà thơ, của nhân dân ta với Bác Hồ.

– Tố Hữu đã bộc lộ những suy cảm sâu sắc về Bác: một con người có đời sống trong sạch, cao thượng; có đạo đức cao quý và tình cảm, tâm hồn rộng lớn; có sự nghiệp vĩ đại…

– Bày tỏ lời hứa quyết tâm đi theo con đường cách mạng mà Bác tìm ra.

Phân tích hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ Bác ơi của Tố Hữu

Phân tích hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ Bác ơi của Tố Hữu

Mở đoạn

Giới thiệu vấn đề nghị luận: Hình ảnh Bác Hồ trong đoạn thơ với tinh thần lạc quan, tình yêu thương và sự hi sinh quên mình.

Thân đoạn

(1) Hình ảnh Bác hiện lên trong đoạn thơ thật đẹp với một niềm vui, niềm lạc quan bất tận. Điệp ngữ “vui” và các động từ “nâng niu, quên” đã nói lên một cách sâu sắc tâm hồn Hồ Chí Minh: lạc quan yêu đời, giàu đức hi sinh. Cuộc đời Bác đã hòa làm một với thiên nhiên, con người Bác đạt đến cái tự nhiên như trời đất, tức là đã đạt đến cái cao sâu huyền diệu của sự sống. Và vì thế mà cũng trường tồn với trời đất.

(2) Di sản Người để lại là một trời biển yêu thương. Một cuộc đời “thanh bạch”, “mong manh áo vải” giản dị mà thanh khiết vô ngần, đồng thời cũng thật cao cả, vĩ đại “hồn muôn trượng”.

(3) Hình ảnh Bác được nhà thơ thể hiện với các thủ pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, tương phản, đã thể hiện một cách sâu sắc những suy ngẫm, chiêm nghiệm của nhà thơ về Chủ tịch Hồ Chí Minh: một trái tim tràn ngập tình yêu và niềm lạc quan lớn lao, một cuộc sống thanh bạch, thanh cao, từ chối mọi hư vinh.

Kết đoạn

Khẳng định lại và bày tỏ cảm xúc của bản thân về hình ảnh Bác Hồ trong đoạn thơ.