Phân tích làm rõ nét nghệ thuật tiêu biểu thường sử dụng để miêu tả người anh hùng trong sử thi

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích đoạn trích dưới đây để làm rõ nét nghệ thuật tiêu biểu thường sử dụng để miêu tả người anh hùng trong sử thi.

“Đăm Săn rung khiên múa. Một lần xốc tới chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi lồ ô. Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây. Còn Mtao Mxây thì bước thấp bước cao, chạy hết bãi tây sang bãi đông. Hắn vung dao chém phập một cái, nhưng chỉ vừa trúng một cái chão cột trâu.

Đăm Săn – Sao ngươi lại chém cái chão cột trâu? Còn khoeo chân ta, ngươi dành làm gì?

Đến lúc này, Mtao Mxây bảo Hơ Nhị quăng cho hắn một miếng trầu. Nhưng Đăm Săn đã đớp được miếng trầu. Chàng nhai trầu, sức chàng tăng lên gấp bội.

Đăm Săn – Bớ diêng, bây giờ ngươi lại chạy, ta đuổi coi!

Thế là Đăm Săn lại múa. Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc. Chòi lẫm đổ lăn lóc. Cây cối chết rụi. Khi chàng múa dưới thấp, vang lên tiếng đĩa khiên đồng. Khi chàng múa trên cao, vang lên tiếng đĩa khiên kênh. Khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung. Cây giáo thần, cây giáo dính đầy những oan hồn của chàng nhằm đùi Mtao Mxây phóng tới, trúng nhưng không thủng. Chàng đâm vào người Mtao Mxây cũng không thủng.

Đến lúc này Đăm Săn đã thấm mệt. Chàng vừa chạy vừa ngủ, mộng thấy ông Trời.

Đăm Săn – Ối chao, chết mất thôi ông ơi! Cháu đâm mãi mà không thủng hắn!

Ông Trời – Thế ư, cháu? Vậy thì cháu hãy lấy một cái chày mòn ném vào vành tai hắn là được.

Đăm Săn bừng tỉnh, chộp ngay một cái chày mòn, ném trúng vành tai kẻ địch. Cái giáp của Mtao Mxây tức thì rơi loảng xoảng”.

(Trích Đăm Săn– sử thi Ê-đê, NGUYỄN HỮU THẤU dịch, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998)

Phân tích làm rõ nét nghệ thuật tiêu biểu thường sử dụng để miêu tả người anh hùng trong sử thi

Phân tích làm rõ nét nghệ thuật tiêu biểu thường sử dụng để miêu tả người anh hùng trong sử thi

– Biện pháp tu từ:

+ Phép so sánh: Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc;

+ Phóng đại: Một lần xốc tới chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi lồ ô; chòi lẫm đổ lăn lóc, cây cối chết rụiquả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung.

+ Phép điệp cấu trúc: Một lần xốc tơi,…; Khi chàng múa….

– Tác dụng của các phép tu từ:

+ Nhấn mạnh, ca ngợi sức mạnh và tài năng phi thường của Đăm Săn trong cuộc đấu với kẻ thù để đem lại hạnh phúc gia đình và dân làng.

+ Thể hiện cái nhìn ngưỡng mộ, sự ca ngợi của tác giả dân gian với người anh hùng Đăm Săn.

+ Làm cho cách diễn đạt thêm sinh động, giàu hình ảnh, tạo giọng điệu hào hùng cho đoạn trích sử thi.