Phân tích nghệ thuật kể chuyện của tác phẩm Mộ gió của Nguyễn Ngọc Tư

Nguyễn Ngọc Tư là một cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện tại. Dưới đây là Phân tích nghệ thuật kể chuyện của tác phẩm Mộ gió của Nguyễn Ngọc Tư.

Phân tích nghệ thuật kể chuyện của tác phẩm Mộ gió của Nguyễn Ngọc Tư.

Nguyễn Ngọc Tư là ngọn đèn sáng cho nền văn học Việt Nam nói riêng và vùng đất Nam Bộ nói riêng. Cô có sức ảnh hưởng rất lớn đối với giới nghệ thuật thời bấy giờ bằng chính năng lực, sự nhiệt huyết và đặc biệt một tình yêu to lớn đối với văn chương. Cô đã chứng tỏ với mọi người rằng những giải thưởng cô đạt được đều rất xứng đáng.

Giọng văn chị đậm chất Nam bộ, là giọng kể mềm mại mà sâu cay về những cuộc đời éo le, những số phận chìm nổi. Cái chất miền quê sông nước ngấm vào các tác phẩm, thấm đẫm cái tình của làng, của đất, của những con người chân chất hồn hậu nhưng ít nhiều gặp những bất hạnh.

Khung cảnh của tác phẩm đó là nơi hoang vắng, heo hút, buồn thương. Giọng điệu của tác giả buồn bã, xót xa, thương cảm cho số phận con người. Ngôi kể của tác phẩm là ngôi thứ ba, khách quan đã iúp cho việc miêu tả và kể chuyện được linh hoạt, bao quát. Lối kể kết hợp nhiều phương thức biểu đạt: miêu tả, biểu cảm, tự sự kết hợp cùng với miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sinh động. Và sử dụng nhiều chi tiết, hình ảnh giàu sức gợi cùng lời thoại giản dị, mộc mạc, phù hợp với tính cách nhân vật. Kết cấu của tác phẩm là mạch kể chuyện theo trình tự thời gian. Có nhiều nút thắt, mở tạo sự hấp dẫn cho câu chuyện. Kết thúc mở, gợi suy ngẫm.

Nghệ thuật kể chuyện của tác phẩm “Mộ gió” góp phần tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm. Tác giả đã sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật để miêu tả tâm lí nhân vật một cách tinh tế, sinh động, đồng thời thể hiện được chủ đề và giá trị nhân đạo của tác phẩm.