Viết bài văn (khoảng 600 chữ) phân tích nhân vật Lữ trong đoạn trích sau:
Tóm tắt đoạn trước: Trên đường đi chiến đấu, Lữ – một chiến sĩ thuộc trung đoàn pháo binh tình cờ gặp lại cha mình – Chính ủy Kinh. Cuộc gặp gỡ ấy khiến hai cha con vô cùng xúc động. Tuy nhiên, ông Kinh rất bận rộn, ít có thời gian trò chuyện với con. Ông giới thiệu Lữ với Khuê – một chiến sĩ cần vụ, cấp dưới rất thân thiết của mình.
... Lữ hỏi thăm Khuê:
– Ông bố mình hồi này thế nào?
– Mình cũng mới sống gần bổ cậu chưa bao lâu. Ông bố cậu là một chính ủy hết sức thương linh.
– Có thấy nhắc đến mình bao giờ không?
– Bố cậu đôi khi nhắc đến cậu….
Trong bóng tối mặt Lữ hơi đỏ và Khuê cũng nhận thấy. Khuê thấy cần phải nói tiếp:
– Những thằng con trai lứa tuổi mình nói chuyện với nhau vẫn dễ dàng hơn nói chuyện với các ông bố. Làm cho những ông bố hiểu được mình là người thế nào cũng không phải là chuyện giản đơn.
– Cậu cũng vậy ư?
– Không, bố mình là một người ốm yếu và quả hiền lành. Theo mình biết thì bố cậu cỏ ý lo lắng cho cậu khá nhiều đấy!
– Mình biết, mình biết – Lữ ngồi trên một hòn đá đầu đen giữa bãi cát và nói một mạch – Cậu nên biết rằng mình không phải là một đứa con trai ngoan ngoãn lắm đâu, cho nên bố mình lo cho mình cũng phải. Cách đây ba năm, mình mới mười sáu, còn cắp sách đi học một cách bình yên vui vẻ thì chính mình là thẳng đầu têu rủ rê ba bốn thằng bạn học sinh cấp ba khác cùng nhau trốn nhà bỏ đi. Về sau khi trở thành một người linh chín chắn và đứng tuổi, nghĩ lại thời trẻ không biết mình có ân hận về cái việc đã làm nhiều người phiền lòng ấy không nhưng hiện bây giờ thì mình vẫn cho làm như thế là phải… Mình rủ rê được ba thằng bạn thân nhất trong một đêm chống một chiếc đò ra cái bãi nổi giữa sông. Chúng mình kéo nhau lên một cái cồn nổi cao nhất và dưới ánh trăng mờ tỏ, bốn đứa ngồi tụm vào nhau, bắt đầu đem sách vở trong cặp ra châm lửa đốt bằng hết. Không phải là chúng mình không đau lòng khi nhìn đống sách vở của chúng mình đang lần lượt chảy ra tro. Một đứa đã đưa tay ảo quệt nước mắt; và khi lửa bén sang cuốn sách quý nhất của nó, nó đã khóc hu lên! Mình cũng là một thằng ngốc không kém. Mình đã lôi ra đốt cùng với sách vở ở trường cả những tập nhật ký trong những năm đi học. Phải từ giã hết, tất cả mọi thứ sách vở và bản thân những thẳng học trò như mình cũng cần phải được ném vào lửa. Đấy, thẳng thiếu niên mười sáu tuổi của mình đã nghĩ như vậy, không tim trừ và do dự gì hết! Bốn thằng chúng mình ngày đó đều là những tay học trò giỏi nhất lớp 104, mỗi thằng giỏi một môn. Không phải là khoe khoang với cậu, từ vài năm trước đấy, mình đã từng làm những bài thơ khiến những cậu học ở lớp trên cũng phải thuộc và chép lại. Tất nhiên là những bài thơ chẳng ra gì đâu! Có lẽ bài thơ mình ưng nhất là bài mình làm sau cái đêm đó, đã đăng ở một tạp chí Văn nghệ “Bốn người học trò ngồi im lặng trước một đống giấy đã đốt”. Bài thơ mở đầu như thế. Sáng hôm sau, chứng mình cử chân đất và sương ướt đẫm vai áo kéo nhau lên tận huyện đội để xin đi bộ đội. Bốn đưa người ta chỉ nhận có một. Mình nằm trong số ba đứa xấu số không được nhập ngũ vì chưa đủ tuổi. Chúng mình buồn vũ xuống. Lúc đó ba đứa đều là những thẳng rất hăng, chúng mình liền trở về nhà, lấy một ít đồ đạc, và cả ba đứa trốn nhà ra đi, cũng chưa biết sẽ đi đâu, nhưng cả ba đều tin chắc chiến tranh đã xảy đến, đất nước đang cần tỏi mình. Không phải chúng mình tới chỗ nào cũng đều được người ta tiếp nhận và tin cậy cả đâu. Không thể nào kể hết những nỗi gian khổ trong những ngày đầu, cả về thể xác và tinh thần. Và làm sao kể hết tất cả sự ngây thơ của tuổi học trò. Những năm đi học nhà trường đã trao cho chúng mình những niềm tin thật là đẹp nhưng còn “sách vở” và mỏng manh như những cải bong bóng xanh đỏ. Chúng mình đã phải đối bao nhiêu vất vả để tự tìm lấy một niềm tin bền vững và chắc chắn hơn từ trong cuộc đời. Ba đứa sống bên nhau lăn lóc khắp các tuyến đường, các bến phà, đã từng góp bàn tay làm nhiều con đường, từng đi cửu kho, cửu người, gỡ bom nổ chậm, từng đi nuôi lợn, mua bò, đi dạy văn hóa. Một đứa chúng mình đã chết trong một trận bom. Mình cũng suýt chết nhiều bận và một lần bị thương trong một chuyến đi cứu kho. Mình đã từng có tiền để dành mua gửi về cho mẹ mình một cải khăn, đã từng cãi cọ những phen rất gay gắt với cấp trên, với bạn bè. Mình đã viết nhiều bài thơ và nhiều trang nhật ký mới, đã từng yêu phất phơ những đứa bạn gái và đánh bạn với nhiều người, nhiều loại người, cũng có đôi người không ưa mình. Đấy, đấy là bản lý lịch của mình, của cải thằng Lữ trước khi vào bộ đội, cậu thấy mình là người thế nào?
(Trích: Dấu chân người lính, in trong: Nguyễn Minh Châu, Tác phẩm văn học được Giải thưởng Hồ Chí Minh, NXB Văn học, Hà Nội, 2007, tr. 255-260)
– Chính ủy: Chức vụ của người chỉ huy về chính trị ở một đơn vị quân đội từ cấp trung đoàn trở lên.
– Cần vụ: Nhân viên giúp những việc vặt trong sinh hoạt của một cán bộ trung cao cấp.
Tìm hiểu về truyện Dấu chân người lính
Giới thiệu tác phẩm: Tác phẩm Dấu chân người lính bao gồm 17 chương, chia ra thành 3 phần: phần 1 là Hành quân, phần 2 là Chiến dịch bao vây, phần 3 là Đất giải phóng.
Tóm tắt: Cuốn tiểu thuyết được tác giả khởi thảo năm 1969, và ngay sau khi trích đăng trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 1970 đã “có tiếng vang và được nhiều người khen”. Tác phẩm đã được đánh giá cao “đánh dấu bước tiến mới của Nguyễn Minh Châu trong tiểu thuyết. Tiểu thuyết Dấu chân người lính nhằm ghi lại những khoảnh khắc của cuộc chiến tranh tàn khốc cũng như khắc họa người lính cách mạng với hàng chục nhân vật thuộc các thế hệ khác nhau, đến với quân đội từ những vùng miền, những hoàn cảnh xuất thân khác nhau nhưng họ đều mang những phẩm chất chung là lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm với Tổ quốc, niềm say mê chiến đấu và tâm hồn trong sáng. Đông đúc và sinh động nhất là thế hệ trẻ, thế hệ trưởng thành trong chế độ mới ưu việt. Đọc Dấu chân người lính, chúng ta có thể tìm về những giây phút sinh tử trong chiến tranh, tinh thần trách nhiệm và chiến đấu cao độ và những tình cảm đồng điệu của những trái tim yêu nước
Phân tích nhân vật lữ trong đoạn trích Dấu chân người lính
Mở bài
Giới thiệu vấn đề nghị luận: Nhân vật Lữ trong đoạn trích là một người lính trẻ, có tâm hồn nghệ sĩ, hành động mạnh mẽ và dũng cảm, có lí tưởng vững vàng.
Thân bài
* Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm, đoạn trích:
– Nêu những nét khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Minh Châu (nếu có thông tin) (tham khảo đáp án đề số 28); hoàn cảnh sáng tác và thể loại của tác phẩm (dựa vào phần chú thích về đoạn trích).
– Vị trí của đoạn trích.
* Phân tích nhân vật Lữ trong đoạn trích:
– Là một người lính trẻ có nhiều suy nghĩ, tình cảm cao đẹp:
+ Quan tâm đến bố (thể hiện qua những câu hỏi dành cho Khuê ở đầu đoạn trích).
+ Cởi mở và thành thực với đồng đội và với chính mình (thể hiện qua những lời chia sẻ với Khuê về bản thân).
+ Từng là một chàng trai trẻ học giỏi và có tâm hồn nghệ sĩ (thể hiện qua lời kể với Khuê về “vài năm trước đấy” đã từng là một trong những “tay học trò giỏi nhất lớp 10A”, “đã từng làm những bài thơ khiến những cậu học ở lớp trên cũng phải thuộc và chép lại”, đã có bài thơ “đăng ở một tạp chí Văn nghệ”,….)
+ Từng là một chàng trai trẻ có những hành động “không phải… ngoan ngoãn lắm đâu”, có những hành động quyết liệt “không trù trừ” và do dự gì hết (thể hiện qua lời kể với Khuê về câu chuyện “cách đây ba năm”, đốt sách vở để đi bộ đội vì “chiến tranh đã xảy đến, đất nước đang cần tới mình”); có những nhận thức sâu sắc về trách nhiệm của tuổi trẻ khi đất nước có chiến tranh.
+ Có những trải nghiệm sâu sắc (về tình cảm gia đình, tình bạn, tình yêu,…) để thấy được sự khác biệt giữa thực tế và sách vở, để có “một niềm tin bền vững và chắc chắn hơn từ trong cuộc đời” (thể hiện qua lời kể với Khuê ở phần cuối đoạn trích).
– Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
+ Đặt nhân vật vào một cuộc đối thoại để nhân vật tự kể về mình.
+ Nhân vật kể về mình theo trật tự thời gian, cho thấy sự thay đổi của nhân vật – từ một chàng trai trẻ mạnh mẽ, quyết đoán nhưng vẫn có chút bồng bột, ngẫu hứng đến một người lính có sự trưởng thành, chín chắn, già dặn cả về suy nghĩ và tình cảm
– Tình cảm của tác giả với nhân vật. Tác giả gián tiếp thể hiện sự thấu hiểu, đồng cảm và ca ngợi nhân vật Lữ.
Kết bài
Lữ là một người lính trẻ mang trong mình những đặc điểm nổi bật của những người lính xuất thân từ tầng lớp trí thức, tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm tháng chống Mỹ cứu nước.