Hướng dẫn chi tiết Phân tích nhân vật ông Diểu trong Muối của rừng

Trong tác phẩm Muối của rừng của Nguyễn Huy Thiệp, ông Diểu được xem là nhân vật duy nhất. Cùng tìm hiểu nhân vật qua bài phân tích nhân vật ông Diểu trong Muối của rừng.

Dàn ý phân tích nhân vật ông Diểu trong Muối của rừng

Mở bài:

• Giới thiệu khái quát tác giá tác phẩm Muối của rừng

• Giới thiệu khái quát nhân vật ông Diểu

Thân bài:

• Hình ảnh ông Diểu bắt được con khỉ đực trong rừng

• Sự tỉnh thức của ông trước thiên nhiên

• Ông Diểu đã động lòng trắc ẩn tha cho khỉ đực và khỉ cái

• Ông Diểu động lòng thương và cứu sống được khỉ đực

• Sự xuất hiện của hoa tử huyền gợi nhắc về sự may mắn, đẹp đẽ của thiên nhiên

Kết bài:

Khẳng định nội dung, nét đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm và ngòi bút Nguyễn Huy Thiệp.
Nhắc nhở con người phải biết bảo vệ thiên nhiên

Phân tích nhân vật ông Diểu trong Muối của rừng (New)

Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn có nhiều đóng góp cho nền văn xuôi hiện đại giai đoạn đổi mới. Kho tàng văn chương của ông lấy cảm hứng chính từ đời sống hiện thực và thiên nhiên hoang dã. Một trong số đó là truyện ngắn “Muối của rừng”, sáng tác năm 1986. Tác phẩm là sự đấu tranh của sự thiện lương và cái ác, để rồi lòng trắc ẩn và tình thương ẩn sâu trong con người được trỗi dậy, truyền tải nhiều thông điệp ý nghĩa. Những thông điệp này được Nguyễn Huy Thiệp khéo léo gửi gắm trong nhân vật ông Diểu – nhân vật duy nhất trong toàn bộ đoạn trích.

Phân tích nhân vật ông Diểu
Phân tích nhân vật ông Diểu

Tác phẩm được kể theo chiều thời gian từ lúc ông Diểu lên núi săn bắn đến khi ông trở về. Để hiểu hơn về tính cách và cách hành xử của nhân vật trong câu chuyện, đầu tiên chúng ta phải kể đến lý do ông lên núi săn bắn. Ông có khẩu súng săn do thằng con trai từ nước ngoài gửi về biếu. Trong tay có khẩu súng 2 nòng, ông cảm tưởng như có thể định đoạt được số phận của muôn loài. Và kết quả, ông tha cho con chim xanh, tha cho đôi gà rừng, nhưng lại bắn trúng con khỉ đực. Câu chuyện bắt đầu được đẩy lên cao trào nhờ chi tiết này.

Phát súng đầu tiên nổ ra cũng là báo hiệu cho sự thay đổi trong tâm trạng và suy nghĩ của ông Diểu. Ông lập tức nhận ra sao lầm của mình. Cái sự thay đổi trong tâm trạng biểu hiện ngay ra phản ứng bên ngoài, ông “sợ hãi run lên” trước sự hỗn loạn của đàn khỉ, ông nhận ra ông mới làm điều ác. Chi tiết nhỏ này chứng tỏ trong sâu thẳm người đàn ông ấy là thiện lương.

Sau khi cảm giác run rẩy ấy qua đi, trước cảnh con khỉ đang vắt vẻo trên tảng đá, ông lấy lại hơi thở, sự may mắn của mình để chộp lấy nó. Nhưng đúng lúc đó, con khỉ cái quay lại. Con khỉ cái như biểu trưng của lòng chung thủy, một lòng quay lại cứu con khỉ đực. Ông hạ nòng súng, tự vấn hành động của bản thân là sai lầm. Suy nghĩ tự huyễn hoặc bản thân để tha cho con khỉ cái cũng thể hiện qua từng lời nói, hành động của người đàn ông này: “đôi chân thấp khớp này là sao chạy nhanh bằng lòng tận tụy, chung thủy của khỉ?”,” bất luận thế nào cũng cũng đau đớn, thao thức,… khi ông bắn nó lúc này”,… Từng hành động, cử chỉ và suy nghĩ của ông Diểu đang dần được thiên nhiên thức tỉnh, trở về đúng bản ngã thiện lương trong sâu thẳm con người mình.

Lũ khi chạy đi, ông đuổi theo và tưởng rằng đã đẩy con khỉ xuống vách đá. Lòng tự trách bản thân lại một lần nữa dâng cao khi mà ông đã trót hại một con vật vô tội. Chỉ mới đây thôi, ông đã mong ước có được chiến lợi phẩm này trên tay bao nhiêu, thì giờ đây ông lại cảm thương cho chúng bấy nhiêu, ông đã biết xót xa khi thấy chúng bị xây xát khắp người. Ông bắt đầu nhận ra thiên nhiên và con người đều có những tình cảm thiêng liêng, đều có cảm xúc riêng của chúng. Cảm giác này đã kéo ông về với thực tại, đánh thức ông trước những nhu cầu và đánh giá tầm thường của loài người. Và ông bắt đầu cứu lấy chú khỉ đực ấy. Ông cởi thứ đồ cuối cùng trên cơ thể để băng bó cho con khỉ đực, kệ bản thân có thể bị gai cào, xây xước cơ thể. Ông trân trọng ôm con khỉ đực lên tay như đứa con nhỏ, không dám ôm mạnh dù sức của bản thân đã dần cạn sau quãng đường dài vượt núi. Những hành động này chứa đựng sự thay đổi về cách nhìn nhận cuộc sống của ông, về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên.

Sau khi được trở về đúng với bản ngã thiện lương, hình ảnh hoa tử huyền xuất hiện như phần thưởng cho sự thức tỉnh trong tâm hồn con người ấy. Đây có lẽ là hình ảnh thiên nhiên đẹp nhất của thiên truyện. Đó là loài hoa chỉ ba chục năm mới nở, khi rừng kết muối, là điềm báo của đất nước thanh bình. Đọc đến đây, độc giả có lẽ sẽ cảm nhận được phần thưởng mà thiên nhiên ban tặng cho ông Diểu – điều mà có lẽ cả đời ông chỉ được chiêm ngưỡng một lần duy nhất. Khi con người có thiện lương, biết quay đầu hướng về cái tốt, thì điều tốt sẽ đến. Đây có lẽ là thông điệp cuối cùng mà tác giả muốn gửi đến người đọc. Nhan đề cũng đã phần nào thể hiện thông điệp mà tác giả muốn truyền đạt: đó là biểu trưng cho sự hướng thiện, cho khát khao thiện lương của con người.

Trong mỗi con người luôn tồn tại mặt tốt và xấu. Nếu như ban đầu, ông Diểu vào rừng với mục đích săn khỉ làm thú vui, thì giờ đây, ông nâng niu và trân trọng chúng trên tay như chính những đứa con của mình, trở về bản ngã tốt đẹp vốn có. Tác giả đã đưa độc giả từ chi tiết này đến chi tiết khác để lột tả tính cách nhân vật ông Diểu, cho thấy mối quan hệ hài hòa cho – nhận giữa con người và thiên nhiên. Thiên nhiên chính là tấm gương phản chiếu của thái độ và hành động sống của con người. Mỗi người khi có thái độ sống đúng đắn, tôn trọng thiên nhiên thì nó sẽ mang lại cho chúng ta rất nhiều điều tươi đẹp mà có lẽ có tiền cũng không thể mua được.

Thế kỉ 21 đang dần trôi qua những thiên niên kỷ đầu tiên, với sự trượt dài của thiên nhiên và sự tàn phá của con người lên đất mẹ càng ngày càng nhiều. Danh sách động vật, thực vật trong sách đỏ, cần phải bảo tồn đang nhiều lên từng ngày, là một hồi chuông cảnh tỉnh cho thế hệ hiện nay. Muối của rừng như lời kêu gọi mỗi người hãy chung tay bảo vệ môi trường sống của các loài động vật nói riêng và thiên nhiên nói chung. Mỗi người trong chúng ta hãy như ông Diểu của phần sau câu chuyện, biết thương, biết động lòng trắc ẩn và biết xót xa trước thiên nhiên bị tàn phá. Đó cũng chính là món quà mà mỗi người dành tặng cho thế hệ mai sau. Hy vọng rằng, thế hệ sau này sẽ được sống trong một kỉ nguyên chung sống hài hòa với thiên nhiên, được thiên nhiên ưu ái, để con người và thiên nhiên cùng nhau phát triển song hành và bền vững.

Bức tranh thiên nhiên, lòng trắc ẩn của con người – ông Diểu trong đoạn trích đã được Nguyễn Huy Thiệp thể hiện vô cùng sâu sắc và chân thực qua đoạn trích “Muối của rừng”. Bằng sự tinh tế trong miêu tả thay đổi tâm lý nhân vật, tác giả đã khắc họa nên một nhân vật có lòng thiện lương với động vật và thế giới xung quanh. Dù ban đầu có lầm đường lạc lối nhưng sau đó đã tìm được đúng con đường để về với bản ngã của chính mình. Đoạn trích cũng là lời kêu gọi bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường, chung tay vì một xã hội phát triển bền vững.

Phân tích nhân vật ông Diểu trong Muối của rừng (ngắn gọn)

Nguyễn Huy Thiệp là một nhà văn có rất nhiều những đóng góp trong công cuộc đổi mới nền văn xuôi Việt Nam đương đại. Ông có một kho tàng những truyện ngắn hấp dẫn đề cập đến nhiều vấn đề của đời sống và thiên nhiên. Một trong số đó là truyện ngắn “Muối của rừng” sáng tác năm 1986. Tác phẩm là sự đấu tranh của cái thiện và cái ác, để rồi lòng trắc ẩn và lương thiện hiện lên thật đẹp đẽ

Tác phẩm là quá trình đi săn của ông Diểu theo trình tự thời gian từ lúc ông lên núi săn mồi đến lúc trở về. Ông Diểu đã nhắm trúng và bắn con khỉ đực. Nhưng khi khỉ bố ngã xuống đất, cả đàn khỉ hỗn loạn chạy đi thì ông Diểu lại lo lắng và sợ hãi. Đây là lúc lương tâm của ông trỗi dậy, ông thấy như mình đang làm điều ác. Hình ảnh con khỉ cái quay lại cứu khỉ đực, ông coi đó là một điều giả dối rồi dọa khỉ cái chạy đi. Nhưng khỉ cái bỏ đi rồi lại chạy về cứu khỉ đực. Chính việc nhìn thấy con khỉ nhỏ rơi xuống vực khiến cho lương tâm ông trỗi dậy nhiều hơn. Ông tái mặt rồi kinh hoàng trước sự việc vừa xảy ra. Sau đó ông lại vô tình gặp lại con khỉ đực mà mình đã bắn. Lần này nhìn thấy con khỉ bị thương trong ông lại dâng lên sự thương lại. Từ một người đi săn với lòng ác bắn con mồi, nhưng giờ đây lương tâm và lòng trắc ẩn của một con người khiến ông quyết định cứu con khỉ. Ông kiếm lá đắp lên miệng vết thương cho nó, lại lấy chiếc quần duy nhất trên cơ thể để băng bó vết thương cho nó và mang con khỉ xuống núi. Nguyễn Huy Thiệp đã miêu tả rất chân thật cái đau đớn, cái khổ sở của con vật trước tác động của con người. Nhưng chúng vẫn có tình cảm, mong được con người cứu giúp. Nếu như ở phần đầu của truyện, ta như thấy được hình ảnh của một con người độc ác, chỉ mang trong mình suy nghĩ đi săn mồi, phá hủy thiên nhiên. Thì bây giờ ông Diểu không màng lấy nguy hiểm mang con khỉ xuống núi, ông đau lòng khi nhìn nó bị xây xước khắp người.

Hình ảnh đẹp nhất truyện có lẽ là khi ông Diểu may mắn gặp được hoa tử huyền. Đó là loài cứ ba chục năm mới nở một lần, khi rừng kết muối là điềm báo của đất nước thanh bình. Khi con người có lòng trắc ẩn, biết làm việc thiện việc tốt thì sẽ gặp được may mắn. Đây có lẽ là thông điệp mà nhà văn muốn gửi tới người đọc. Nhan đề “Muối và rừng” như tượng trưng một biểu tượng thiêng liêng, một khát khao hướng thiện. Con người sẽ luôn tồn tại những góc khuất cần đào bới, nếu ngay từ đầu ông Diểu là người đang tàn phá thiên nhiên, thì về ông lại là người đang cứu chúng, ông được trở về với bản chất của con người tốt đẹp vốn có của mình. Tác giả đã mang đến những ngôn từ đặc sắc, những câu văn ấn tượng cho thấy mối liên hệ mật thiết giữa con người và thiên nhiên. Thiên nhiên chính là bức tranh phản chiếu thái độ sống của con người. Khi con người biết bảo vệ, biết dành tình yêu cho thiên nhiên, thì thiên nhiên sẽ mang lại rất nhiều tài nguyên cho con người.

Bức tranh thiên nhiên, lòng trắc ẩn của con người đã được Nguyễn Huy Thiệp thể hiện rất sâu sắc và chân thực qua truyện ngắn “Muối của rừng”. Qua đó thấy được tệ nạn săn bắn thú rừng ở Việt Nam và lời kêu gọi con người bảo vệ thiên nhiên.

Phân tích nhân vật ông Diểu trong Muối của rừng (600 chữ)

Văn học là sợi dây kết nối giữa trái tim của tác giả và trái tim của người đọc. Nhà văn gửi gắm trong tác phẩm của mình những thông điệp nhân văn, nhân đạo, những cảm xúc ấy được truyền tải qua con đường của tình cảm để chạm đến trái tim của người đọc: “Nghệ thuật không chỉ cho ta biết đường đi, mà còn đốt lửa trong trái tim ta, thúc đẩy ta tự bước lên con đường ấy” – Nguyễn Đình Thi
Nguyễn Huy Thiệp là một tác giả đương đại, được xem là tay viết truyện ngắn giỏi nhất và là người ảnh hưởng đến nhiều tác giả trẻ hiện nay. Khác với những nhà văn đi trước, ông mở rộng phạm vi của văn học về môi trường không chỉ bằng cách cải tiến kỹ thuật sáng tác, mà còn bằng cách tập trung vào những suy nghĩ mới và cách đặt vấn đề mới về quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Trong truyện ngắn “Muối của rừng”, ông đã thành công trong việc thể hiện những nét mới đó. Tác phẩm kể về cuộc đi săn vào một ngày xuân đẹp trời của ông Diểu. Sau khi bắn chết một con khỉ đực, ông bắt đầu trải qua nhiều sự kiện đáng ngạc nhiên, làm cho ông suy nghĩ lại về tầm quan trọng của thiên nhiên và bản thân ông.

Trong tác phẩm, ông Diểu được xem là nhân vật duy nhất. Ngoài ra còn có hai con khỉ. Ông Diểu săn thú không phải vì mục đích săn mồi mà chỉ để giải trí, nhân dịp “thằng con học ở nước ngoài gửi về biếu ông khẩu súng hai nòng”. Tay cầm khẩu súng, ông cảm thấy như một vị thánh, người có quyền quyết định số phận của muông thú. Ông lại tha cho mấy con chim vì cho rằng “chim xanh ông chén chán rồi”, và tha cho đôi gà rừng. Và với sức mạnh của khẩu súng, ông đã bắn thành công một chú khỉ. Nhìn vào cảnh gia đình khỉ 3 ôm nhau, ngay lập tức ông quyết định sẽ chọn khỉ bố làm mục tiêu tiêu diệt, bởi ông cực kỳ ghét con đực đó: “Cái thằng bố đó thật đáng ghét! Từng hư hỏng phong cách đàn ông! Tàn nhẫn và bạo lực! Chẳng đáng làm gia trưởng!”. Ông không nhìn thiên nhiên là một phần của tự nhiên, mà thay vào đó, ông nhìn thiên nhiên từ góc nhìn của con người. Ông đã dồn những suy nghĩ và hành vi đầy kiêu ngạo và độc đoán của xã hội lên chú khỉ tội nghiệp. Con khỉ đực trong mắt ông trở nên xấu xí và đê tiện như một con người.
Sau khi phát súng trong suy nghĩ của ông lại có những chuyển biến. ông Diểu ngay lập tức nhận ra sai lầm của mình. Cảm giác run rẩy lan tỏa trong chân tay ông, giống như một vật nặng vừa được cất đi. Khi nhìn thấy đôi khỉ chạy thoát và con khỉ đang vắt vẻo chờ chết trên mỏm đá, ông Diểu lấy lại vận may và vui mừng chộp lấy cơ hội để săn bắt con khỉ. Tuy nhiên, khi đứng trước bản chất tình cảm và nỗi đau của con khỉ, ông bị mềm lòng và băng bó cho nó. Ông bắt đầu nhận ra rằng thiên nhiên và con người đều có tình cảm và rằng muông thú cũng có thể có những cảm xúc của riêng chúng. Cảm giác đó đánh thức ông khỏi bề ngoài của những quy tắc xã hội và kéo ông quay về với thiên nhiên. Nếu như ngay khi bắn được con khỉ ông muốn giữ làm chiến lợi phẩm thì sau khi ông cảm nhận được tình cảm của nó, ông thả nó ra và không muốn đè nặng trách nhiệm lên lưng sinh vật. Hành động đó không phải là yếu lòng của một thợ săn, mà đánh dấu sự thay đổi của ông trong cách nhìn nhận về cuộc sống và mối liên hệ giữa con người và thiên nhiên.
“Lối này đầy những bụi gai ngáng đường nhưng hoa tử huyền nhiều không kể xiết”. “Hoa này màu trắng, vị mặn, bé bằng đầu tăm, người ta vẫn gọi hoa này là muối của rừng”. Hình ảnh của bông hoa tử huyền giúp Ông Diểu nhận thức được sự tương đồng giữa con người và động vật, sự kết nối giữa thiên nhiên và văn hóa, cũng như trách nhiệm và gánh nặng chung của tất cả các loài khi sống cùng nhau trong một môi trường sinh thái. Ông Diểu đã từ bỏ hoàn toàn quan điểm độc tài của con người và hòa mình vào thiên nhiên. Ông đã vứt bỏ mọi dấu vết của nền văn minh như áo quần và súng để tìm thấy vị trí của mình trong thế giới này.
Bằng một giọng văn lạnh lùng, không chứa bất kỳ sắc thái biểu cảm nào, Nguyễn Huy Thiệp đã tạo ra một thế giới của nhân vật và một bức tranh cuộc sống với sự trung thực và khách quan. Trong truyện “Muối của rừng”, ta được truyền cảm hứng về tình người và tình cảm trong cuộc sống. Hành động của con khỉ cái đã cho ta một cái nhìn khác biệt so với loài người, nhưng vẫn rất đẹp đẽ. Nhìn thấy hình ảnh đó, ta cảm thấy tình người trong tim mình được khuấy động và lan truyền. Câu chuyện thực sự đã “gột rửa” tâm hồn con người, đẩy ta suy nghĩ về những trăn trở và bận rộn trong cuộc sống hiện tại.