“Đứa con người cô đầu” là áng văn chương phản ánh số phận lơi bơi của người con trai có mẹ là cô đầu. Bài viết Phân tích sự phù hợp giữa ngôi kể, điểm nhìn và kết cấu mạch truyện Đứa con người cô đầu của Kim Lân giúp các em hiểu rõ hơn về thành công về nghệ thuật của Kim Lân khi xây dựng nên những giá trị của tác phẩm.
Phân tích sự phù hợp giữa ngôi kể điểm nhìn và kết cấu mạch truyện Đứa con người cô đầu
Kim Lân là cây bút truyện ngắn, ông có nhiều đóng góp to lớn cho nền văn học Việt Nam hiện đại. Các tác phẩm của ông giản dị, hóm hỉnh, hàm xúc, lấy bối cảnh là làng quê, nông thôn, viết về người người nông dân Việt Nam. Và tác phẩm “Đứa con người cô đầu” là một trong số các tác phẩm lớn của ông, viết về số phận đáng thương của người con trai có mẹ là cô đầu, cuộc sống lơi bơi vất vả, phải từ bỏ học hành, từ bỏ tương lai đang dang dở phía trước của mình. Trong đó, sự phù hợp giữa ngôi kể , điểm nhìn và kết cấu mạch truyện đã phần nào khiến cho câu truyện càng đậm nét bi đát, thương tâm cho nhân Thạ.
Đối với ngôi kể, Kim Lân sử dụng ngôi kể thứ nhất, hóa thân và len lỏi và tâm trí, góc nhìn của nhân vật Ứng để kể lại câu chuyện về Thạ. Từ đó, tác giả dùng nó mà nêu ra quan điểm, suy nghĩ của mình về số phận của Thạ, bày tỏ những cung bậc cảm xúc khác nhau đối với Thạ. Qua lời kể của Ứng, Kim Lân đã gửi gắm những nỗi niềm, nỗi suy tư của mình vào bài và đưa đến với người đọc, ông lên tiếng khóc thay cho những đứa trẻ bơ vơ giữa dòng đời, nói lên sự phẫn uất của mình đối với những bậc cha mẹ vô trách nhiệm trong xã hội, dù là trong quá khứ hay hiện tại.
Bởi Kim Lân kể bằng ngôi thứ nhất, nên điểm nhìn chính là từ ánh mắt của Ứng, toàn bộ câu chuyện đều là khung cảnh phản chiếu qua góc nhìn của anh ấy. Qua con mắt của Ứng, ta thấy hiện lên là một khung cảnh làng quê êm đềm, rất đậm chất “Kim Lân”, cảnh vật và con người đều thư thả, nhẹ nhàng, hình ảnh con người sinh hoạt khiến cho ai nấy đọc vào đều cảm thấy bình yên trong tâm hồn. Có thể nói đây là tài năng của Kim Lân, ông dùng ngòi bút họa nên một bức tranh mộc mạc, giản dị nhưng lại khiến cho người ta nhung nhớ khó quên, những hoạt động của con người đều được khắc họa sinh động đến khó tin. Đọc văn Kim Lân mà tưởng như đang xem một đoạn phóng sự chân thật về làng quê vậy.
Và đặc biệt hơn cả, Kim Lân không dẫn dắt câu chuyện theo trình tự thời gian, mà từ hiện tại, dẫn về quá khứ rồi lại trở về hiện thực,.Tác phẩm bắt đầu với cảnh làng quê êm đềm, xen lẫn vào đó là những dòng suy nghĩ của Ứng, rồi với sự xuất hiện của Thạ, Kim Lân đã đưa người đọc vào dòng hồi tưởng để giới thiệu Thạ là ai. Kim Lân hóa thân vào Ứng nêu cảm nghĩ của mình về cậu học trò con cô đầu, kể những kỉ niệm ngây ngô với cậu ta. Rồi chợt tỉnh về hiện tại, Kim Lân bằng ngòi bút tinh tường của mình viết ra một cách khách quan về số phận của Thạ, bày tỏ nỗi xót thương và phẫn uất qua dòng suy nghĩ của Ứng. Rồi kết bằng khung cảnh buổi trưa hè, trên con đường quê, tiếng rao kem vang vọng đến nao lòng. Tuy mạch truyện đứt quãng nhưng lại khiến cho người đọc vô cùng dễ hiểu, cũng thấm thía được toàn bộ ý nghĩa, nội dung và giá trị mà nó mang lại. Đây chính là một trong những thành công về nghệ thuật của Kim Lân.
Qua những nghệ thuật và giá trị mà ngôi kể, điểm nhìn và kết cấu mạch truyện mang lại, ta có thể thấy được sự hài hòa và phù hợp giữa chúng, từ đó cho thấy tài năng nghệ thuật bậc thầy trong văn học của Kim Lân. Và từ những giá trị nghệ thuật, nó dẫn dắt ta đến những giá trị khác như giá trị nhân đạo, giá trị hiện thực của tác phẩm, khiến cho truyện ngắn ‘Đứa con người cô đầu” trở thành một trong những truyện ngắn lớn và nổi tiếng nhất của văn học phản ánh hiện thực.
Kim Lân có thể nói là một cây đại thụ của văn học hiện đại Việt Nam, ông cùng với ngòi bút sắc bén của mình đã xây dựng lên những áng văn bất hủ. “Đứa con của người cô đầu” nổi bật không phải chỉ có những khung cảnh làng quê sống động mà ở nó còn có những thông điệp và tình cảm của tác giả dành cho người nông dân cũng như những số phận bơ vơ trong xã hội. Bởi thế có thể nói, đây chính là đỉnh cao sáng tác của Kim Lân