Phân tích sự sáng tạo của tác giả thể hiện qua hình tượng “gió” trong văn bản Cởi gió

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích sự sáng tạo của tác giả thể hiện qua hình tượng “gió” trong văn bản Cởi gió.

CỞI GIÓ

Một ngày giỏ nâng tôi lên cao

Tôi nhìn xuống thấy một con kiến bị cầm tù trong hộp thư điện tử nhiều ngăn, trong chiếc điện thoại di động thỉnh thoảng lại đó chuông

Một ngày giỏ nâng tôi lên cao

Tôi nhìn xuống thấy một con chim bị cầm tù trong tiếng ngọi ca của bầy đàn, trong những mốc giới hạn mỹ cảm đã được sắp đặt

Một ngày gió nâng tôi lên cao

Gió trao tôi đôi cánh

Và bảo tôi hãy cởi gió ra và bay lên trên ý nghĩ.

(Nguyễn Phan Quế Mai, Tạp chí Sông Hương, số 265, tháng 3/2011)

Phân tích sự sáng tạo của tác giả thể hiện qua hình tượng “gió” trong văn bản Cởi gió

Mở đoạn

Giới thiệu vấn đề nghị luận: Sự sáng tạo của tác giả thể hiện qua hình tượng “gió” trong văn bản.

Thân đoạn

Làm rõ vấn đề nghị luận

– Sự sáng tạo trong cách xây dựng hình tượng, sử dụng ngôn từ: nhân cách hóa, hữu hình hóa ngọn gió thông qua trí tưởng tượng bay bổng, độc đáo.

Phân tích sự sáng tạo của tác giả thể hiện qua hình tượng "gió" trong văn bản Cởi gió

– Sự sáng tạo trong ý tưởng, nội dung biểu đạt: gió trở thành người bạn nâng đỡ “tôi” vượt lên hiện thực để quan sát cuộc sống một cách toàn diện, thức nhận về sự tù túng của con người trong thế giới vật chất, trong những ảo tưởng bởi sự bủa vây của ngợi khen, ca tụng, trong những thói quen đên mòn đi của cảm nhận, suy nghĩ….. gió trao cho “tôi” đôi cánh, khích lệ “tôi” dám vượt thoát bứt phá từ những gì mình đã được nâng đỡ, trao nhận, học tập…. đề tự tạo ra “đôi cánh” của bản thân.

– Tác dụng của sự sáng tạo hình tượng “gió” trong văn bản: Khơi gợi ở người đọc những khát vọng đẹp đẽ khát vọng vượt thoát khỏi những “quán tính” của hành động, cảm xúc, suy nghĩ, dám bứt phá bằng nội lực của tư duy….. tạo nên sự độc đáo, hấp dẫn cho văn bản.

Kết đoạn

Khẳng định lại vẻ đẹp độc đáo và ý nghĩa sâu sắc của hình tượng “gió” qua sự sáng tạo của nhà thơ.