Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Thu chí

Đề bài: Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Thu chí sau đây:

Phiên âm:

THU CHÍ

Tứ thời hảo cảnh vô đa nhật,
Phao trịch như thoa hoán bất hồi.
Thiên lí xích thân vi khách cửu,
Nhất đình hoàng diệp tống thu lai.
Liêm thùy tiểu các tây phong động,
Tuyết ám cùng thôn hiểu giác ai.
Trù trướng lưu quang thôi bạch phát,
Nhất sinh u tứ vị tằng khai.

Dịch nghĩa:

Cảnh đẹp bốn mùa chẳng được nhiều ngày,
Năm tháng như thoi đưa, gọi không quay trở lại.
Nghìn dặm trơ trọi một thân nơi đất khách,
Thu tới trên sân lá vàng rụng đầy.
Rèm buông gác nhỏ lay động trước gió tây,
Sương tuyết che mờ xóm nghèo, tiếng tù và buổi sớm nghe bi ai.
Buồn vì nỗi thời gian trôi qua giục tóc bạc,
Khối u sầu cả đời chưa hề khuây.

Dịch thơ:

Bốn mùa cảnh đẹp được bao ngày,
Vùn vụt thoi đưa gọi khó thay.
Ngàn dặm năm chầy thân khách trọi,
Một sân thu đến lá vàng bay.
Gió tây gác nhỏ rèm lay động,
Còi sớm làng xa tuyết phủ đầy.
Ngày tháng trôi mau buồn tóc bạc,
Nỗi riêng u uất chửa từng khuây.

(Bản dịch thơ của Phạm Khắc Khoan, Lê Thước, in trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập 14, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000, Tr.637-638)

Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Thu chí

Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Thu chí

Mở bài: Khát quát tác giả, tác phẩm và nêu vấn đề nghị luận:

– Tác giả, tác phẩm: Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới. Các sáng tác của ông thể hiện một tấm lòng nhân đạo rộng lớn, sâu thẳm trước những nỗi đau khổ của kiếp nhân sinh, đồng thời cũng là nỗi cảm thán cho cuộc đời truân chuyên của chính mình. “Thu chí” là một trong những bài thơ chữ Hán tiêu biểu cho nỗi thương mình ấy.

– Nêu vấn đề: phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ “Thu chí”.

Thân bài: Triển khai vấn đề nghị luận: Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ:

Bao trùm bài thơ là một nỗi buồn thấm thía:

– Nỗi buồn vì thời gian trôi nhanh, đời người ngắn ngủi: cũng như cảnh đẹp của bốn mùa chẳng được nhiều ngày, cuộc đời của con người cũng buồn nhiều mà vui ít.

– Nỗi buồn vì phải xa quê hương, lạc loài nơi đất khách: quê hương luôn gắn với sự gần gũi, ấm áp, thân tình, cho nên khi phải lìa xa quê hương, con người dễ cảm thấy mình trở nên bơ vơ, lạc lõng. Nguyễn Du lại vốn là con người đa sầu, đa cảm, cộng với thời thế nhiều biến đổi, cuộc đời nhiều đau thương, nên ông càng thấm thía nỗi buồn li hương.

– Nỗi buồn còn đến từ khung cảnh mùa thu tàn lụi, hiu hắt, lạnh lẽo: lá vàng rụng, sương tuyết phủ, tiếng tù và trong trong buổi sớm tĩnh lặng.

– Nỗi buồn vì thấy tuổi già sắp đến: trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, ta thấy tuổi già là một nỗi ám ảnh, trở đi trở lại nhiều lần. Là một con người tài hoa nhưng lận đận, Nguyễn tự thấy mình chưa làm gì được cho cuộc đời, trong khi năm tháng thì cứ vùn vụt trôi đi. Nỗi sầu vì thế càng lúc càng lớn hơn, chưa một phút nào được khuây khỏa.

– Bài thơ chủ yếu nói chuyện đau buồn của bản thân, nhưng suy ngẫm kĩ, thì đó cũng là nỗi buồn của tác giả trước thời cuộc, bởi chính những biến động thời cuộc là nguyên nhân gây ra nỗi buồn khôn khuây ấy.

Kết bài: Đánh giá khái quát vấn đề ở đề bài.