Phân tích tâm trạng nhân vật Điền trong truyện ngắn Nước mắt của Nam Cao

Bình chọn

Nước mắt”của Nam Cao kể về sự dằn hắt, bực dọc, gắt gỏng nhau của những con người vì khổ quá mà người này cứ nghĩ vì người khác mà mình mới khổ. Trong đó nhân vật chính trong truyện là Điền. Cùng Tramvanhoc Phân tích tâm trạng nhân vật Điền trong truyện ngắn Nước mắt của Nam Cao đễ làm rõ nội dung câu chuyện hơn nhé!

Tìm hiểu về tác giả Nam Cao và truyện ngắn Nước mắt

Tác giả Nam Cao

Tiểu sử:

– Nam Cao (1915/1917 – 1951), tên thật là Trần Hữu Tri.

– Quê ở Lý Nhân, Hà Nam, trong một gia đình Công giáo bậc trung.

– Học trường làng, sau đó học tại Nam Định, nhưng vì thể chất yếu, ông về nhà chữa bệnh và cưới vợ.

– Năm 18 tuổi, vào Sài Gòn làm thư ký cho một hiệu may, sau đó trở ra Bắc dạy học tại Hà Nội.

– Năm 1943, gia nhập Hội Văn hóa Cứu quốc.

– Năm 1945, tham gia cướp chính quyền ở Lý Nhân và làm Chủ tịch xã.

– Năm 1946, hoạt động tại Hội Văn hóa Cứu quốc ở Hà Nội.

– Năm 1948, gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.

– Năm 1950, làm việc cho Hội Văn nghệ Việt Nam, tại tạp chí Văn nghệ.

Truyện ngắn Nước mắt

Tóm tắt truyện Nước mắt: Nước mắt”của Nam Cao kể về sự dằn hắt, bực dọc, gắt gỏng nhau của những con người vì khổ quá mà người này cứ nghĩ vì người khác mà mình mới khổ. Chuyến đi lên tỉnh nhận tiền lương của Điền là câu chuyện bi hài: cuộc đụng độ với người thư ký khiến một tờ giấy bạc bay mất, Điền phải nhịn ăn sáng, lếch thếch đi bộ về để tiết kiệm tiền nhưng lại quên mua thuốc cho con. Cuộc cãi vã với vợ khiến “hắn thấy mình khổ quá, khổ như một con chó vậy”. Nhưng đúng như tựa đề, tiếng khóc thút thít của đứa con bị bệnh đã khiến Điền ngẫm lại về lẽ đời và thở dài ngao ngán cho kiếp mình và kiếp người: “Bây giờ trong lòng hắn chỉ còn lại sự xót thương. Hắn thương vợ, thương con, thương tất cả những người phải khổ đau. Lòng hắn thiết tha rướn lên muốn vươn ra để ấp ôm lấy mọi người. Mắt hắn đầm đìa”

Phân tích tâm trạng nhân vật Điền trong truyện ngắn Nước mắt của Nam Cao

Phân tích tâm trạng nhân vật Điền trong truyện ngắn Nước mắt của Nam Cao

Mở bài: Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và nêu vấn đề nghị luận:

– Tác giả, tác phẩm: Nam Cao là nhà văn hiện thực lớn, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn, có đóng góp quan trọng đối với quá trình hiện đại hoá truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. Nam Cao là nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo: luôn hướng tới thế giới nội tâm của con người; có biệt tài trong việc miêu tả và phân tích tâm lí; viết về cái nhỏ nhặt hàng ngày mà đặt ra được những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, có tầm triết lí sâu sắc và có giọng văn đặc sắc. “Nước mắt” là một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của ông.

– Vấn đề nghị luận: phân tích tâm trạng nhân vật Điền.

Thân bài: Triển khai vấn đề nghị luận:

* Tâm trạng nhân vật Điền:

Nhân vật Điền trải qua rất nhiều những cung bậc cảm xúc khác nhau:

– Khi vừa về tới nhà, hắn chán nản, mệt mỏi, phần vì vừa phải đi bộ cả ngày với cái bụng đói, phần vì gặp phải chuyện bực mình ở chỗ lãnh tiền.

– Với tâm thế ấy, nên khi về nhà mà quên mua thuốc cho con, bị vợ mỉa mai, hắn đã ngay lập tức trở nên tức giận. Sự tức giận bùng phát dữ dội tưởng chừng đã khiến hắn có thể lao đến mà đánh vợ.

– Cơn giận cũng khiến hắn trở nên cay độc, hắn nguyền rủa cả đứa con gái mà hắn yêu thương.

– Thế rồi khi nghe được tiếng khóc vụng của đứa con, lòng hắn bỗng chùng xuống, rồi quang ra. Cái hành động tội nghiệp của đứa con gái bé bỏng đã khiến cơn giận trong lòng hắn tan biến. Hắn lại thấy thương con, thương, vợ, thương tất cả những người cùng phải chịu ít nhiều nỗi đau khổ trên cuộc đời này.

=> Những diễn biến tâm trạng ấy cho thấy Điền không phải là con người xấu. Những nỗi giận dữ, cay nghiệt của anh đều là do hoàn cảnh cực khổ gây nên. Trong anh vẫn có tấm lòng nhân ái bao la của một nhà văn, biết cảm thông với nỗi khổ của những người xung quanh mình.

* Nghệ thuật:

– Nghệ thuật miêu tả tâm lí sâu sắc.

– Xây dựng cốt truyện logic.

– Ngôn ngữ đối thoại phù hợp với tính cách nhân vật.

Kết bài: Đánh giá khái quát về vấn đề ở đề bài.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *