Phân tích yếu tố kì ảo trong truyện Muối của Rừng của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp

Điểm đặc sắc và ấn tượng của bài Muối của rừng là Nguyễn Huy Thiệp đã khéo léo sử dụng các yếu tố kì ảo. Cùng Trạm Văn Học tìm hiểu tác phẩm Muối của rừng của Nguyễn Huy Thiệp qua bài phân tích sau:

Dàn ý phân tích yếu tố kì ảo trong truyện Muối của rừng

A. Mở bài:

– Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Huy Thiệp

• Ông là nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam, ông xuất hiện khá muộn trên văn đàn Việt Nam với vài truyện ngắn đăng trên báo Văn nghệ năm 1986.
• Ông là người có nhiều thành tựu đóng góp lớn cho nền văn học, đặc biệt là ở thể loại văn xuôi đương đại
• Nguyễn Huy Thiệp có cách viết sáng tạo và đầy tinh tế đặc biệt là ở tác phẩm truyện ngắn.
• Ngòi bút tinh tế đầy truyền cảm trong từng tác phẩm.

– Giới thiệu khái quát về truyện ngắn “Muối Của Rừng”

– Dẫn dắt vấn đề: Tác phẩm để lại cho độc giả nhiều ấn tượng về yếu tố kì ảo.

B. Thân bài:

– Yếu tố kì ảo là toàn bộ những biểu hiện lạ lùng và huyền ảo với tư cách là sản phẩm của trí tưởng tượng trong văn học

– Muối của rừng là tác phẩm nằm trong một chuỗi các tác phẩm về đề tài đi săn của ông được sáng tác vào năm 1986. Tác phẩm là sự đấu tranh của cái thiện và cái ác, để rồi lòng trắc ẩn và lương thiện hiện lên thật đẹp đẽ.

– Những yếu tố kì ảo xuất hiện trong Muối của rừng:

• Không gian kì ảo: “ Từ dưới miệng vực, sương mù dâng lên cuồn cuộn, trông rất kinh dị, vừa đầy tử khí. Sương mù len vào từng chân bụi cân và xóa rất nhanh cảnh vật”
→ Ý nghĩa: Thể hiện không gian núi rừng vô cùng lạnh lẽo với làn sương mù dày đặc, tạo ấn tượng cho người đọc.

• Hình ảnh hoa tử huyền: “ Loài hoa tử huyền cứ ba chục năm mới nở một lần. Người nào gặp hoa tử huyền sẽ gặp may mắn. Hoa này màu trắng, vị mặn, bé bằng đầu tăm, người ta vẫn gọi hoa này là muối của rừng. Khi rừng kết muối, đấy là điềm báo đất nước thanh bình, mùa màng phong túc.
→ Ý nghĩa: Đây vốn là một loài hoa không có thật nhưng qua ngòi búi của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, loài hoa ấy được coi là muối của rừng, kết tinh mọi điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống. Đây là hình ảnh mang tính biểu tượng gợi nhắc niềm tin vào bản chất thuần phác, đẹp đẽ của thiên nhiên và con người

• Chủ đề của tác phẩm: Đề cao sự vị tha, hướng thiện của con người cùng vẻ đẹp của thiên nhiên, tạo hóa và sự liên kết gắn bó giữa thiên nhiên và con người

– Đánh giá khái quát nghệ thuật và nội dung

• Cốt truyện đơn giản, ngắn gọn
• Tình tiết hấp dẫn, xung đột, kịch tính
• Nhân vật chân thực, sinh động
• Ngôn ngữ giản dị, gần gũi
• Nổi bật lên là yếu tố kì ảo
• Truyện ngắn đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về nạn săn bắt động vật trái phép. Con người cần ý thức bảo vệ các loài động vật nói riêng và bảo vệ thiên nhiên nói chung để góp phần làm cuộc sống tốt đẹp hơn

C. Kết bài:

Khẳng định lại nội dung, nét đặc sắc nghệ thuật yếu tố kì ảo của Nguyễn Huy Thiệp. Từ đó nhắc nhở con người phải biết bảo vệ và yêu thiên nhiên.

Phân tích yếu tố kì ảo trong truyện Muối của rừng

Nguyễn Huy Thiệp là một nhà văn có rất nhiều những đóng góp trong công cuộc đổi mới nền văn xuôi Việt Nam đương đại. Ông có một kho tàng những truyện ngắn hấp dẫn đề cập đến nhiều vấn đề của đời sống và thiên nhiên. Một trong số đó là truyện ngắn “Muối của rừng” sáng tác năm 1986. Tác phẩm là sự đấu tranh của cái thiện và cái ác, để rồi lòng trắc ẩn và lương thiện hiện lên thật đẹp đẽ. Để lại ấn tượng mạnh mẽ với bạn đọc là yếu tố kì ảo trong tác phẩm.

Phân tích yếu tố kì ảo của truyện Muối của rừng
Phân tích yếu tố kì ảo của truyện Muối của rừng

Trước hết, ta cần hiểu yếu tố kì ảo chính là toàn bộ những biểu hiện lạ lùng và huyền ảo với tư cách là sản phẩm của trí tưởng tượng trong văn học. Trong “Muối của rừng,” yếu tố kì ảo là thành phần quan trọng, tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm. Các chi tiết như tiếng kêu ai oán của khỉ mẹ, sự xuất hiện của hoa tử huyền, và giấc mơ của ông Diểu không chỉ làm sâu sắc thông điệp mà còn tăng thêm sự thu hút. Tiếng kêu của khỉ mẹ là lời cảnh tỉnh về hành động tàn phá thiên nhiên, làm lay động lương tâm của ông Diểu. Bởi trước đó, trong chuyến đi săn ở rừng, ông Diểu đã gặp một gia đình khỉ và nhắm được con mồi là một con khỉ đực. Ong giơ súng lên và bắn, con khỉ đực bị thương đứng dậy, bỏ chạy rồi lại nằm xuống. Khỉ cái không ngại mạo hiểm để cứu khỉ đực. Những con khỉ đực và cái đã chiến đấu vô cùng ngoan cường để giành lấy sự sống trước vũ khí của ông Diểu. Nhưng chúng không thể đánh bại ông. Với hành động thương xót cuối cùng, ông Diểu cởi bỏ lớp quần lót cuối cùng trên người, băng bó cho con khỉ đực rồi thả nó vào rừng. Ông Diểu trần truồng về nhà đầy kiêu hãnh. Qua sự đấu tranh bằng hành động và suy nghĩ của ông Diểu, tác phẩm này truyền tải một thông điệp vô cùng ý nghĩa. Nó nhắc nhở mọi người về lòng trắc ẩn và sự tôn trọng đối với mọi loài sinh vật. Cũng giống như con người, động vật cũng có cuộc sống riêng và đáng sống. Để cuộc sống có ý nghĩa, con người cần tôn trọng đời sống của động vật. Trong truyện ngắn này, tác giả còn muốn truyền tải tầm quan trọng của cuộc sống và việc sống hòa hợp với thiên nhiên.

Hình ảnh hoa tử huyền: “ Loài hoa tử huyền cứ ba chục năm mới nở một lần. Người nào gặp hoa tử huyền sẽ gặp may mắn”. Hoa này màu trắng, vị mặn, bé bằng đầu tăm, người ta vẫn gọi hoa này là muối của rừng. Khi rừng kết muối, đấy là điềm báo đất nước thanh bình, mùa màng phong túc. Đây vốn là một loài hoa không có thật nhưng qua ngòi búi của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, loài hoa ấy được coi là muối của rừng, kết tinh mọi điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống. Đây là hình ảnh mang tính biểu tượng gợi nhắc niềm tin vào bản chất thuần phác, đẹp đẽ của thiên nhiên và con người. Sương mù cuồn cuộn sau khi chú khỉ con rơi xuống vách đá và cất lên tiếng kêu thảm thiết không chỉ gợi lên khung cảnh lạnh lẽo, ảm đạm mà còn thể hiện nội tâm bối rối, hoang mang của ông Diểu. Sương mù như che phủ tất cả, khiến con người ta mất phương hướng, lạc lối, cũng như chính ông Diểu đang chìm trong sự hối hận và day dứt sau hành động sai trái của mình. Hình ảnh hoa tử huyền nở rộ cuối câu chuyện mang ý nghĩa tượng trưng cho điều tốt đẹp, cho sự may mắn và ấm no. Loài hoa quý hiếm này mọc lên từ nơi ông Diểu đã gieo rắc tội lỗi, như lời nhắn nhủ về sự thức tỉnh, hướng thiện của con người. Hoa tử huyền như khẳng định niềm tin vào chiến thắng của cái thiện, tạo nên khung cảnh huyền thoại và đầy sức sống, gieo hi vọng về một tương lai tươi sáng hơn. Những chi tiết nghệ thuật độc đáo này góp phần làm nổi bật chủ đề nhân sinh sâu sắc của tác phẩm. Khi con người ngày càng bị tha hóa, những giá trị đạo đức bị phá hủy, câu chuyện “Muối của rừng” như một lời cảnh tỉnh về hậu quả của lòng tham lam, tàn ác. Hành trình đi tìm lại cái thiện của ông Diểu, từ hối hận, ân hận đến thức tỉnh, giác ngộ, là bài học quý giá cho mỗi người về lòng trắc ẩn, yêu thương thiên nhiên và ý thức bảo vệ môi trường sống.

 

Để truyện ngắn này thành công, không thể không nhắc đến những nét độc đáo của yếu tố kì ảo, nghệ thuật kể chuyện, ngôi kể chuyện và điểm nhìn của câu chuyện. Câu chuyện được kể ở ngôi thứ ba, người kể chuyện đứng ngoài câu chuyện và có quan điểm khách quan. Điều này cho phép người kể chuyện thuật lại tất cả các sự kiện của câu chuyện, bất kể thời gian hay không gian, đồng thời nắm bắt được sự kiện, sự phát triển nhân vật và cốt truyện. Dưới ngòi bút tài năng của mình, tác giả không đơn thuần chỉ kể câu chuyện đi săn của nhân vật ông Diểu mà còn khéo léo gửi gắm những vấn đề nhân sinh rất phổ quát. Đó là cuộc đấu tranh không ngừng giữa thiện và ác, giữa con người và thế giới tự nhiên. Lòng bao dung của khỉ đực, lòng tận tụy, thủy chung và tình yêu của khỉ cái đã khiến ông Diểu nhận ra rằng thế giới loài vật cũng có sinh mệnh thật sự với số phận, tính cách, tâm hồn và đời sống tình cảm như con người. Hơn thế nữa, bản tính tự nhiên của loài vật là bản tính thiện, vô tư, hồn nhiên, trong sáng. Thế giới tình cảm của giới tự nhiên là một đối tọng, một sự phản biện lại thế giới con người vốn đầy xảo trá, lọc lừa. Đối sánh với tự nhiên, con người thấy mình thật xấu xa, hèn hạ và tồi tệ, đầy những khiếm khuyết. Tự nhiên cho con người thức nhận giá trị của tình yêu thương. Sự xuất hiện của cái đẹp, cái thiện đã cứu rỗi và nâng đỡ tâm hồn con người trong thế giới mà cái ác đang bủa vây.

“Muối của rừng” của Nguyễn Huy Thiệp là một tác phẩm văn học đầy ý nghĩa, khắc họa chân thực cuộc sống và mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên. Bằng ngòi bút tinh tế, cách kể chuyện sâu sắc kết hợp yếu tó kì ảo, tác giả đã mang đến cho người đọc những bài học nhân văn quý giá. Qua đó, ta cảm nhận được sự hy sinh, tình người, lòng yêu thương, giúp chúng ta thêm trân trọng và gìn giữ những giá trị đẹp đẽ trong cuộc sống.