Suy nghĩ về số phận của những người phụ nữ trong truyện Cây sa mộc chết đứng của Tống Ngọc Hân

Đề bài: Trong “Truyện Kiều”, Đại thi hào Nguyễn Du đã có vần thơ đúc kết đớn đau về thân phận người phụ nữ “Đau đớn thay phận đàn bà/ Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung“. Từ lời thơ của Nguyễn Du, em hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày những suy nghĩ về số phận của những người phụ nữ trong truyện “Cây sa mộc chết đứng” của Tống Ngọc Hân.

Tìm hiểu về tác giả Tống Ngọc Hân và truyện ngắn Cây sa mộc chết đứng

Tác giả Tống Ngọc Hân

– Tống Ngọc Hân tên thật là Tống Thị Ngọc Hân, sinh ngày 02 tháng 9 năm 1976 tại xã Đông Lĩnh, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.

– Học tại khoa Văn, Trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Phú (nay là Đại học Hùng Vương).

– Chị sống hơn 20 năm tại vùng núi Sa Pa, tỉnh Lào Cai.

– Sáng tác chủ yếu là thơ, truyện ngắn và tiểu thuyết.

– Tác phẩm của chị mang đậm chất liệu và hơi thở của cuộc sống con người miền sơn cước.

Truyện ngắn Cây sa mộc chết đứng

Đề tài: Truyện ngắn Cây sa mộc chết đứng mang đề tài về tình yêu, hạnh phúc gia đình, thân phận người phụ nữ vùng cao.

Ý nghĩa: Các nhân vật trong truyện ngắn này của nhà văn Tống Ngọc Hân khao khát kiếm tìm hạnh phúc nhưng để có được đều nếm trải mùi vị cay đắng, nhọc nhằn.

Suy nghĩ về số phận của những người phụ nữ trong truyện Cây sa mộc chết đứng của Tống Ngọc Hân
Suy nghĩ về số phận của những người phụ nữ trong truyện Cây sa mộc chết đứng của Tống Ngọc Hân

Suy nghĩ về số phận của những người phụ nữ trong truyện Cây sa mộc chết đứng của Tống Ngọc Hân

– Nội dung:

+ Giải thích lời thơ của Nguyễn Du: Đau đớn thay phận đàn bà/Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung => Cuộc đời, số phận của đàn bà chịu rất nhiều đau đớn, bất hạnh, thiệt thòi => Đó là tình cảnh chung trong xã hội xưa.

+ Số phận của những người phụ nữ trong truyện “Cây sa mộc chết đứng” cũng vậy; cuộc đời họ thật đau đớn, bạc mệnh, mỗi người có một nỗi đau chung nhưng góp phần tạo nên số phận chung cho thân phận những người phụ nữ vùng cao.

* Diu: bị hủy hoại nhan sắc, mất người yêu, mang tiếng chửa hoang, bị hắt hủi phải nên rừng sống cuộc đời khép kín đơn côi.

* Mùi: mang thân phận nỗi đau của một người phụ nữ không biết đẻ (sinh con một bề), nỗi đau của một kẻ yếu luôn ghen tuông, đố kị nên lòng không bao giờ được thanh thảnh, nguôi ngoai. Hơn nữa, hình ảnh cây sa mộc chết đứng càng khắc sâu nỗi đau trong lòng Mùi, nỗi đau của một người vợ chỉ giữ được thân xác nhưng không thể chiếm trái tim của người mình yêu.

* Sán: Hết hạn mà không sinh được con, bị nguy cơ đuổi về nhà => lỗi không sinh được là do chồng nhưng đổ hết trách nhiệm, nguyên nhân lên đầu vợ. Đến khi muốn có con, thì thân xác bị chà đạp, làm nhục một cách hoen ố, đớn đau. Sán mang trong mình nỗi đau mà không dám ngỏ cùng ai, nỗi đau ấy sẽ còn lở loét theo năm tháng.

– Nghệ thuật: Ngôi kể thứ ba, giọng văn buồn thương chua chát; xây dựng câu chuyện với nhiều chi tiết hấp dẫn, có sức ám ảnh lớn; xây dựng nhân vật phụ nữ mỗi người một tính cách, một số phận khác nhau, nhưng họ đều gặp nhau tại một điểm: bất hạnh => Nỗi nhói đau cho thân phận của người phụ nữ vùng cao.