Đề bài: Tác giả bài viết cho rằng hai câu đề bài thơ Thương vợ là cặp câu hay nhất bài thơ. Em có đồng tình với ý kiến này không? Vì sao?
Trong bài thơ “Thương Vợ”, Tú Xương chân thành thể hiện tình yêu và sự trân trọng đặc biệt dành cho người vợ của mình. Tác giả bài viết cho rằng hai câu đề bài thơ Thương vợ là cặp câu hay nhất bài thơ. Em có đồng tình với ý kiến này không? Vì sao?. Tham khảo bài viết của tôi dưới đây, cùng đưa ra quan điểm của mình nhé.
(Bài viết này được thực hiện bởi Cô Bích Nguyệt giáo viên của Trạm Văn học, mọi hành động copy bài khi chưa được sự đồng ý là vi phạm luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam)
Bài mẫu
Trần Tế Xương là nhà thơ trào phúng đặc sắc nhất trong nền văn học Việt Nam. Thơ ông được nhiều người yêu thích bởi tính chất trữ tình đan xen giữa tiếng cười và nước mắt. Chế Lan Viên từng nói rằng: “Tú sướng cười như mảnh vỡ thủy tinh”. Nhắc đến Tú Xương ta cảm nhận được nhịp đập trái tim chân thành, biết trân trọng yêu thương. “Thương vợ” là bài thơ mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Trong bài tác giả cho rằng hai câu đề của bài là cặp câu hay nhất bài thơ. Em rất đồng tình với quan điểm của tác giả.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Trần Tế Xương mượn hình ảnh con cò, hình ảnh quen thuộc trong ca dao để nói về vợ của mình. Thân cò lặn lội gợi liên tưởng tới thân phận cực khổ làm việc sớm hôm của bà Tú cũng như những người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ. Ba từ “khi quãng vắng” gợi tả lên không gian rợn ngập, heo hút chứa đầy hiểm nguy và lo âu. Hoàn cảnh mưu sinh của bà Tú với không gian thời gian xô đẩy chen lấn. Tú Xương sử dụng nghệ thuật đối đặc sắc làm nổi bật lên cảnh mưu sinh kiếm sống đầy cơ cực của bà Tú. Bà phải lặn lội nắng mưa, phải trả giá bằng mồ hôi nước mắt trong thời buổi đầy khó khăn. Có thể nói đây là hai câu thơ hay và đặc sắc nhất trong bài thơ bởi lẽ lòng thương vợ của Tú Xương được thể hiện sâu sắc dạt dào nhất tại hai câu đề này. Bà Tú hội tụ đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội xưa: lam lũ, tần tảo, chăm lo cho gia đình,… Một nhà nho như Tú Xương đã dám thừa nhận thân mình với con số “không”, từ đó tôn vinh trân trọng vẻ đẹp của bà Tú. Qua những câu thơ trên tác giả thể hiện sự khó khăn và tủi nhục của người phụ nữ. “Văn học nằm ngoài những quy luật của băng hoại. Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết”.