Tác giả Bùi Hiển (cuộc đời, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định)

Tác giả Bùi Hiển nổi tiếng với tư tưởng văn học luôn đề cao tính nhân đạo, nhân văn trong cuộc sống. Để hiểu rõ hơn về nhà văn lỗi lạc trên hãy cùng Trạm văn học tìm hiểu về Tác giả Bùi Hiển nhé!

1. Tiểu sử, cuộc đời

  • Tiểu sử

– Tên khai sinh: Bùi Hiển

– Năm sinh: 22/ 11/1919

– Năm mất: 11/3/2009

– Quê quán: Làng Phú Nghĩa Hạ (nay thuộc xã Tiến Thủy, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An).

Tác giả Bùi Hiển

  • Cuộc đời

– Trước cách mạng tháng Tám

+ Từ 13 đến 17 tuổi Bùi Hiển theo học tại trường Quốc học Vinh, ông có điều kiện tiếp xúc với văn hóa Pháp và một số tác phẩm của các nhà văn nổi tiếng trong và ngoài nước.

– Từ cách mạng tháng Tám đến những năm cuối thế kỷ XX

+ Tác giả Bùi Hiển chủ yếu viết văn, làm báo, dịch thuật ngoài ra ông còn đảm nhiệm nhiều công việc của Hội Nhà văn Việt Nam.

2. Sự nghiệp văn học (các tác phẩm của tác giả)

• Sự nghiệp với văn học của tác giả gắn liền với những tác phẩm tiêu biểu như:

– Thể loại Truyện và ký

 Trước cách mạng tháng Tám

+ Nằm vạ (truyện ngắn, 1940)

+ Mạ đậu (truyện ngắn, 1940)

+ Chiều sương (truyện ngắn, 1941)

+ Thuốc độc (truyện ngắn,1941)

 Sau cách mạng tháng Tám

+ Gặp gỡ (truyện, 1954), Ánh mắt (truyện, 1961), Trong gió cát (truyện ký, 1965), Đường lớn (truyện, 1966), Những tiếng hát hậu phương (truyện, 1970), Hoa và thép (truyện, 1972), Một cuộc đời (truyện, 1976), Ý nghĩ ban mai (truyện, 1980), Tâm tưởng (truyện, 1985), Tuyển tập Bùi Hiển (Tập I: 1987), Ngơ ngẩn mùa xuân (truyện, nhà xuất bản Đồng Nai, 1992), Hai mươi lăm truyện ngắn 1940- 1995 (1996). Tuyển tập Bùi Hiển (Tập II: 1997), Hướng về đâu văn học (tiểu luận, 1996), 25 truyện ngắn 1940–1995 (1996), Bạn bè một thuở (tiểu luận, hồi ký, chân dung văn học, 1999), Cái bóng cọc (truyện, 2002), Bùi Hiển, tác phẩm và dư luận (2003); Tuyển truyện ngắn (2010).

– Truyện dịch

+ Tuyển tập truyện ngắn, Antonov (dịch, 1956), Đội cận vệ thanh niên của Alexander Fadeev (dịch chung, 1960), Những người chết còn trẻ mãi, Anna Seghers (dịch chung, 1963), Những người yêu nữ thần biển, nhiều tác giả (dịch, 1993), Những truyện ngắn phương Đông, Marguerite Yourcenar (dịch, 1996), Bản di chúc Pháp, Andrei Makine (dịch, 1998), Những kẻ văn minh của CI. Farrère (1990) …, Chợ Ta-sken (dịch, chưa biết)

– Truyện cho thiếu nhi

+ Bên đồn địch (1962), Quỳnh xóm cháy (1965), Nhớ về một mùa thị chín (1983).

3. Phong cách nghệ thuật

– Văn học của Bùi Hiển luôn đề cao tính nhân đạo, nhân văn trong cuộc sống. Đồng thời tác giả luôn đề cập đến những thông điệp, những tư tưởng mang tính chân thật, lương thiện.

– Những tác phẩm xoay quanh thể loại truyện ngắn vô cùng phong phú và hấp dẫn, mặt khác ông luôn tìm tòi và phát triển ra những cái mới không bị trùng lặp với tác giả khác trong sáng tác truyện ngắn.

4. Thành tích, giải thưởng trong văn học

– Thành tích văn học:

+ Năm 1940 nhà văn Bùi Hiển có một số truyện ngắn đăng báo và năm 1941 cho ra tập truyện ngắn đầu tay Nằm vạ có tiếng vang trên văn đàn.

– Giải thưởng văn học

+ Năm 2001, ông được trao tặng giải thưởng Nhà nước về Văn học và Nghệ đối với các tác phẩm: Tuyển tập Bùi Hiển, Bạn bè một thuở, Ánh mắt, Ngơ ngẩn mùa xuân.

+ Năm 2022, ông được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật đối với các tác phẩm: Trong gió cát, Hoa và thép, Tâm tưởng.

5. Nhận định về tác giả Bùi Hiển

– Thạch Lam đánh giá về Bùi Hiển và “Nằm vạ”: “Ông Bùi Hiển, tác giả truyện ngắn dưới đây đã phác họa rất đúng một vài nhân vật ở thôn quê. Đó là bức tranh có giá trị về cảnh sinh hoạt trong xóm làng. Lối viết của ông giản dị và mạnh mẽ, thoáng qua một chút duyên kín đáo và có nhiều nhận xét tinh vi”.

– Nhà văn Lê Minh Khuê nhận định: “Bùi Hiển là một người nhân hậu, chân tình, gần gũi, để lại nhiều ấn tượng với cuộc đời Lê Minh Khuê. Đó là con người luôn sẵn lòng chở che, bảo vệ những người viết trẻ như Lê Minh Khuê khi mới vào nghề – đầu những năm 1970”.

– Nhà nghiên cứu Nguyên An – người có nhiều năm làm việc cùng nhà văn Bùi Hiển cho biết: “Bùi Hiển thể hiện rõ cảm quan, phẩm chất của một nhà văn lớn. Ông luôn quan sát thế giới một cách kĩ lưỡng, rất chú ý đến chi tiết trong tác phẩm”.

– TS Trần Ngọc Hiếu nhận thấy: “Truyện ngắn của Bùi Hiển là một minh họa khá điển hình cho những đặc trưng thể loại. Có thể thấy, với những tác phẩm của ông, lí luận về thể loại truyện ngắn có thể tìm thấy những ví dụ điển hình”.