Không chỉ là một nhà văn với những tác phẩm lay động lòng người, mà Bùi Sơn Tùng còn là một chiến sĩ, một nhà lão thành cách mạng của đất nước. Hãy cùng Trạm văn học tìm hiểu những thông tin về Tác giả Bùi Sơn Tùng (cuộc đời, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định) nhé!
Tiểu sử
– Bút danh: Sơn Phong
– Ông sinh ngày 21 tháng 9 năm 1928.
– Quê quán: Làng Hoa Lũy (nay đổi tên thành Kim Lũy), xã Diễn Kim, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
– Gia đình: Là một gia đình nhà nho nghèo nhưng trọng chữ nghĩa với tinh thần yêu nước nồng nàn.
– Có họ hàng xa với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
– Từng theo học tại trường Đại học nhân dân Việt Nam.
Sự nghiệp
– Năm 1944, ông tham gia hoạt động trong phong trào thanh niên, sinh viên thủ đô.
– Sau khi tốt nghiệp trường Đại học nhân dân, ông trở thành cán bộ tuyên truyền của Đảng.
– Năm 1961, ông viết báo cho báo Nông nghiệp.
– Cuối năm 1962, ông trở thành phóng viên của báo Tiền phong.
– Năm 1965, ông là đặc phái viên của báo Tiền phong tác nghiệp tại vùng chiến sự khói lửa Quân khu 4 (trải dài từ Thanh Hóa đến Quảng Bình và tuyến lửa Vĩnh Linh).
– Năm 1967, ông xung phong vào chiến trường miền Nam, thành lập và phụ trách tờ báo Thanh niên Giải phóng.
– Thời gian hoạt động và làm việc trong chiến trường Đông Nam Bộ ông vẫn liên tục sáng tác và gửi bản thảo ra Bắc với bút danh Sơn Phong. Không chỉ vậy, ông còn không ngừng thu thập thông tin để chuẩn bị cho các tác phẩm sau này.
– Ngày 15 tháng 4 năm 1971, trong khi đang chuẩn bị cho kỳ báo đặc biệt kỷ niệm 10 năm thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tại căn cứ Tà Nốt ở chiến khu Đ (thuộc tỉnh Tây Ninh), ông cùng đồng đội đã bị máy bay Mỹ tấn công.
– Sau chiến tranh, ông trở về với cơ thể đầy những vết thương và di chứng không thể chữa trị. Là một thương binh hạng 1/4 (nặng nhất theo thang bậc thương binh ở Việt Nam), mất tới 81% sức khỏe.
– Tuy nhiên, ông không vì vậy mà từ bỏ. Ông vẫn tiếp tục cầm bút với vai trò là phóng viên cho các tờ báo cũng như là cây bút chuyên viết về Hồ Chí Minh, những nhà cách mạng hiện đại cũng như các danh nhân văn hóa của dân tộc. Với sự giúp đỡ như một thư ký của vợ, ông đã cho xuất bản hơn chục cuốn tiểu thuyết, tư liệu, tập truyện.
Tác phẩm
– Văn xuôi:
+ Bên khung cửa sổ (tập truyện ngắn, 1974)
+ Nhớ nguồn (1975)
+ Kỷ niệm tháng Năm (1976)
+ Con người và con đường (lời tựa của Đặng Thai Mai, 1976)
+ Nguyễn Hữu Tiến (1981)
+ Búp sen xanh (tiểu thuyết,1981)
+ Vườn nắng (1997)
+ Trái tim quả đất (tiểu thuyết, 2000)
+ Trần Phú (2000)
+ Bông sen vàng (tiểu thuyết, 2000)
+ Bác về (2000)
+ Sáng ánh tâm đăng Hồ Chí Minh (2005)
+ Bác Hồ cầu hiền tài (2006)
+ Mẹ về (2006)
+ Lõm (tiểu thuyết, 2006)
+Hoa râm bụt (2007)
+ Bác ở nơi đây (2008)
+ Cuộc gặp gỡ định mệnh (tài liệu phục vụ cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, 2008)
+ Đào Tấn và gia đình cụ Nguyễn Sinh Sắc (2011)
+ Từ làng Sen (đồng tác giả với họa sĩ Lê Lam, 2009).
+ Nguyễn Ái Quốc qua hồi ức của bà mẹ Nga (2008)
+ Thầy giáo Nguyễn Tất Thành ở trường Dục Thanh (1989)
– Kịch bản điện ảnh:
+ Kịch bản phim “Cuộc chia ly trên bến Nhà Rồng” (cuối năm 1987). Sau này, được dựng và quay lên màn ảnh với tựa đề “Hẹn gặp lại Sài Gòn”.
– Thơ:
+ Gửi em chiếc nón bài thơ (1955)
+ Cửa sổ xanh (1971)
Đề tài
– Hồ Chí Minh: Trong cuộc đời cầm bút của mình, nhà văn Sơn Tùng đã viết 21 tác phẩm văn học thì có tới 13 tác phẩm viết về Hồ Chí Minh. Tác phẩm nổi bật nhất của ông viết về Bác là tiểu thuyết “Búp sen xanh”. Tác phẩm cho tới nay đã được tái bản tới 30 lần và được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau. Thậm chí sau này khi gặp phải những tranh cãi của các nhà phê bình văn học cho rằng tác phẩm của ông “đời thường hóa” vị lãnh tụ thì đã được cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đọc “Búp sen xanh” và đích thân viết lời tựa cho bản tái bản lần thứ nhất. Ông là người mở đường cho một con đường mới cho văn học về vị lãnh tụ kính yêu của đất nước.
– Chiến tranh: Những tác phẩm viết về chiến tranh của Bùi Sơn Tùng luôn đầy ắp những ý tưởng có tính dự báo cao. Cùng với cái nhìn sắc sảo, logic và nhân văn, văn phong đan cài nhiều thể loại, qua đó làm nổi bật lên những ám ảnh của tình người, của tương lai thống nhất đất nước, gắn kết khối đại đoàn kết dân tộc. Không những vậy, đó còn là những vấn đề hậu chiến nóng bỏng, mà sau đó đang dần dần bộc lộ rõ ràng trong đời sống đương đại.
Giải thưởng
– Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới.
Phong cách sáng tác
– Văn phong của ông bình dị, nhẹ nhàng giống như những lời tâm sự, kể chuyện. Ngôn ngữ quen thuộc, gần gũi với cuộc sống sinh hoạt thường ngày giúp cho các tác phẩm được phổ biến rộng rãi tới nhiều đối tượng độc giả. Cảm xúc cũng là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công cho văn thơ Bùi Tùng Sơn. Đối với các tác phẩm báo chí, tư liệu đều được dựa trên những thông tin chính xác, mang tính xác thực cao được ông thu thập cũng như tìm hiểu được. Những tác phẩm ấy thường mang ngôn ngữ sắc bén, lập luận sắc bén, kết cấu logic khiến tác phẩm mang tính thuyết phục cao. Chính bởi vậy, các tác phẩm của ông được giới chuyên gia trong và ngoài nước đều đánh giá rất cao.
Nhận định, đánh giá
+ “Nếu ai đó ví nhà văn Sơn Tùng như là nhà văn Nga Nhicôlai Ôx – tơrôpxki, tác giả huyền thoại của tiểu thuyết bất hủ “Thép đã tôi thế đấy” thì điều đó đúng gần tuyệt đối.”
+ Nhà văn Thiên Sơn: “Nói cách khác, văn chương chống lại sự bất nhân, độc ác, lầm lạc, bội phản của con người. Sơn Tùng lặng lẽ làm việc trong nghèo khó, trong cảnh vết thương hành hạ hàng ngày. Như một người leo núi, ông lặng lẽ nhích từng chút, từng chút về cái đích mà ông hướng tới.”
+ Thủ tướng Phạm Văn Đồng: “Nhà văn chỉ còn ba ngón tay mà vẫn bám được vào đời bằng nghề viết.”
+ Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Nghị lực của ông, tâm hồn trong sáng, cương nghị và khát vọng cống hiến của ông mãi là một tấm gương sáng ngời.”
+ Biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát: “Anh đã sống kiên cường như cây Tùng trên núi thật theo đúng nghĩa đen và nghĩa bóng của từ này. Anh là một nhà văn giản dị, liêm khiết, mạnh mẽ, kiên cường, chính trực trong cuộc sống (dù rất nghèo) nhưng ý chí và nghị lực thì khó ai sánh nổi.”