Dù cho bị những khiếm khuyết về cơ thể, thế nhưng nhà thơ Đỗ Trọng Khơi không bởi vì vậy mà từ bỏ đi niềm đam mê với văn học của mình. Hãy cùng Trạm văn học tìm hiểu những thông tin về Tác giả Đỗ Trọng Khơi (cuộc đời, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định) nhé!
Tiểu sử
– Tên thật: Đỗ Xuân Khơi.
– Các bú danh khác: Văn Thiện Nhân, Thái Cẩm Hà.
– Sinh ngày 17 tháng 7 năm 1960.
– Quê quán: làng Trần Xá, xã Văn Cẩm, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
– Năm ông lên 8 tuổi, đang học lớp 1 thì bị bệnh viêm đa khớp dạng thấp, dính khớp teo cơ và cho tới lớp 4 thì phải bỏ học vì bệnh tình trở nên quá nặng.
– Năm 1978, anh vĩnh viễn phải nằm liệt giường, mọi việc ăn, ngủ, vệ sinh đều phải có người giúp đỡ.
Sự nghiệp
– Bắt đầu sáng tác từ cuối những năm 1980.
– Năm 2001, ông được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam.
– Hội viên Hội Văn học nghệ thuật Thái Bình.
– Ông còn có những tác phẩm được đăng trên những ấn phẩm của Báo Quân đội nhân dân và Tạp chí Văn nghệ Quân đội.
Tác phẩm
+ Trước ngôi mộ thời gian (thơ, 1995)
+ Ma ngôn (tập truỵên ngắn, 2002)
+ Con chim thiêng vẫn bay (thơ, 1992)
+ Gọi làng (thơ, 1999)
+ Tháng mười thương mến (thơ, 1994)
+ Cầm thu (thơ, 2002)
+ Bến thời gian (thơ, in chung, 1995)
+ Tập truyện ngắn Ma ngôn (2001)
+ 90 lần nhật nguyệt (thơ, 2004)
+ Thơ hay – một cách nhìn (tập bình thơ, 2006)
+ Với tay ngắt bóng (2010)
+ Hành trang tâm linh (2011)
+ Ở thế gian (tập thơ)
Giải thưởng
+ Giải Nhì cuộc thi thơ Tuần báo Văn nghệ năm 1989 – 1990
+ Giải C của Uỷ ban Trung ương liên hiệp VHNT cho tập thơ “Con chim thiêng vẫn bay” năm 1993
+ Giải A Lê Quý Đôn – UBND tỉnh Thái Bình 1991 – 1996
+ Giải nhì cuộc thơ do nhóm thơ Thanh Xuân Hà Nội tổ chức năm 1992
+ Giải khuyến khích cuộc thi âm nhạc trẻ do nhà hát tuổi trẻ tổ chức năm 1992
+ Giải nhì và ba truyện ngắn của Báo Tài hoa trẻ (các năm 1998 và 2002)
+ Giải B của Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam năm 2002
+ Giải tư cuộc thi thơ Đây biển Việt Nam do Vietnamnet tổ chức năm 2001
+ Giải Nhì của Uỷ ban Trung ương liên hiệp VHNT tập truyện ngắn “Ma Ngôn” năm 2003
+ Giải ca khúc trẻ do Hội Nhạc sỹ Việt Nam và Nhà hát Tuổi trẻ trao tặng
+ Giải thơ quốc tế dành cho người tàn tật của Đài Truyền hình NHK (Nhật Bản)
Phong cách sáng tác
– Những sáng tác của ông luôn chứa đầy tính nhân sinh quan, là sự chiêm nghiệm về những vấn đề thân thuộc, gần gũi xoay quanh cuộc sống của ông. Thơ của ông mang những nét chấm phá rất riêng về phong cách nghệ thuật. Không chỉ vậy, những tác phẩm của ông còn mang trong đó những kinh nghiệm, những tri thức mà ông đã tích lũy được thông qua sách vở và những điều mà ông được nghe thông qua những người trong cuộc sống của mình. Những tác phẩm của ông được đông đảo độc giả và các nhà văn, nhà thơ đánh giá cao.
Nhận định, đánh giá
+ Nhà thơ Trần Đăng Khoa: “Đỗ Trọng Khơi là một nhà thơ đặc biệt, thất học, mồ côi và bị tật nguyền từ bé nhưng bằng nghị lực, anh vượt lên số phận để sống, để cống hiến và đóng góp cho nền văn học nước nhà. Những vần thơ của anh luôn chứa đầy tính nhân sinh quan, là sự chiêm nghiệm về những gì thân thuộc, gần gũi quanh ta. Là nét chấm phá rất riêng về phong cách nghệ thuật…”.