Là một trong những thi sĩ tài hoa của văn học Việt Nam – nhà thơ Đỗ Trung Quân đã mang đến những giai điệu mới mẻ, sáng tạo và không gian ngọt ngào, thơ mộng. Đồng hành cùng với Tramvanhoc để tìm hiểu về nhà thơ qua bài viết Giới thiệu tác giả Đỗ Trung Quân (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác) nhé!
Tiểu sử
– Tác giả Đỗ Trung Quân sinh ngay 19 tháng 1 năm 1955 tại Sài Gòn,.
– Đỗ Trung Quân vừa là bút danh vừa là tên thật của ông.
– Theo bài phỏng vấn trên báo Vietnam News giữa năm 2005 thì trong khai sinh của ông không có tên cha. Ông được mẹ là bà Đỗ Thị Hảo nuôi lớn đến năm 15 tuổi thì mẹ mất. Ông tiếp tục mưu sinh và sau khi tốt nghiệp Tú tài, ông vào học tại Đại học Vạn Hạnh.
Sự nghiệp
– Năm 1979, ông tham gia phong trào Thanh niên xung phong và bắt đầu sáng tác. Một số bài thơ do ông sáng tác trở thành nổi tiếng như Hương tràm (1978).
– Ông còn được biết đến với nhiều nghề “tay trái” khác như họa sĩ, MC cho những chương trình ca nhạc của bạn bè ông hay làm diễn viên cho một số phim truyền hình.
– Hiện ông đang công tác tại báo Sài Gòn tiếp thị và chủ trang blog nổi tiếng chungdokwan.
Tác phẩm
– Thơ:
+ Chút tình đầu
+ Khúc mưa
+ Hương tràm
+ Quê hương
+ Những bông hoa trên tuyến lửa
+ Bài học đầu cho con
+ Hoa và đất
+ Tạ lỗi Trường Sơn (1982)
+ Mẹ
+ Ngụ ngôn mỗi ngày
– Tập thơ
+ Cỏ hoa cần gặp (1991)
+ Chân mây cuối trời (in chung cùng Hoàng Ngọc Biên, 2003)
– Văn xuôi: Tạp bút Đỗ (2005)
– Một số bài thơ phổ nhạc được nhiều người biết đến như:
+ Hương tràm (1978), Vũ Hoàng phổ nhạc
+ Bài học đầu cho con (1986), Giáp Văn Thạch phổ nhạc thành bài “Quê hương”
+ Chút tình đầu (1984), Vũ Hoàng phổ nhạc thành bài Phượng hồng (1988)
+ Khúc mưa, Phú Quang phổ nhạc
+ Những bông hoa trên tuyến lửa, Nguyễn Cửu Dũng phổ nhạc
Phong cách sáng tác
Nhà thơ Đỗ Trung Quân là một người tài năng, không chỉ trong lĩnh vực sáng tác thơ ca, mà ông còn thể hiện mình trong những bức tranh chứa đựng biết bao giá trị. Thơ của ông Đỗ Trung Quân đã gửi hồn vào biết bao người đọc, nhất là với tác phẩm “Quê hương”, bài thơ đem đến một không gian ngọt ngào, dịu dàng và tha thiết qua tiếng ngâm thơ của bà, lời ru của mẹ. Nội dung trong mỗi tác phẩm của ông đều phần nào thể hiện được phần nào một ngòi bút tinh tế, giàu xúc cảm, suy tư và nội dung được thiết kế tỉ mẩn, chặt chẽ, sâu sắc, trong các sáng tác, nhà thơ còn chắp vá những thủ pháp nghệ thuật tài tình để tạo nên sự sinh động, cuốn hút cho từng vần thơ.