Tác giả Đoàn Văn Cừ (cuộc đời, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định)

Tác giả Đoàn Văn Cừ là một trong những tác giả đầy tài năng của nền văn học Việt Nam. Hãy cùng Trạm văn học tìm hiểu về Tác giả Đoàn Văn Cừ (cuộc đời, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định) nhé!

Tiểu sử

Tác giả Đoàn Văn Cừ (cuộc đời, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định)

– Đoàn Văn Cừ sinh ngày 25 tháng 11 năm 1913 trong một gia đình nông dân ở Thôn Đô Đò xã Nam Lợi, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Trong những năm tháng cuối đời ông gần như sống ẩn dật ở quê và mất tại đây ngày 27 tháng 6 năm 2004

– Đoàn Văn Cừ là nhà thơ xuất hiện trong Phong trào Thơ mới, ngoài thơ cũng sáng tác văn xuôi.

– Các bút danh khác: Kẻ Sỹ, Cư sỹ Nam Hà, Cư Sỹ Sông Ngọc

– Phong cách sáng tác: tác phẩm ông đa số viết về thôn quê với bút pháp rất riêng: tả chân

Sự nghiệp

– Trước Cách mạng tháng Tám, Đoàn Văn Cừ dạy học, năm 1936 ông đã tham gia phong trào công nhân Nhà máy sợi Nam Định.

– Sau Cách mạng tháng Tám, ông tham gia Hội đồng Nhân dân tỉnh Nam Định năm 1946. Năm 1948 ông tham gia Việt Minh trong Kháng chiến chống Pháp làm công tác văn nghệ, phiên dịch, công tác địch vận Liên khu III.

– Từ 1959, ông là cán bộ biên tập Nhà xuất bản Phổ Thông . Năm 1974 công tác tại Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Nam Ninh, tỉnh Hà Nam Ninh (hiện nay huyện Nam Trực thuộc tỉnh Nam Định).

– Từ 1971, ông là Ủy viên Ban chấp hành Hội Văn nghệ Hà Nam Ninh (gồm ba tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình), hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

Phong cách sáng tác

– Những tác phẩm của ông mang đậm tính cách mạng, trữ tình, gợi nhắc người đọc tới những giá trị tốt đẹp của quê hương, đất nước. Văn học của ông được vận dụng các chất liệu văn hóa dân gian rất cao. Không những vậy, những ca từ trong tác phẩm còn gợi người đọc tới sự hăng hái, sự kiên quyết chiến đấu, đấu tranh bảo vệ Tổ quốc cũng là một điểm đặc biệt khiến các tác phẩm của ông được không chỉ độc giả mà các chuyên gia đều đánh giá cao.

Tác phẩm tiêu biểu

– Thôn ca I (thơ, 1944)

– Thơ lửa (thơ, in chung, 1947)

– Việt Nam huy hoàng (thơ, 1948)

– Quân dân Nam Định anh dũng chiến đấu (phóng sự, 1953)

– Trần Hưng Đạo, anh hùng dân tộc (thơ, 1958)

– Thôn ca II (thơ, 1960)

– Dọc đường xuân (thơ, 1979)

– Đường về quê mẹ (thơ, 1987)

– Tuyển tập Đoàn Văn Cừ (1992)

Giải thưởng

– Giải thưởng văn học Nguyễn Khuyến hạng B (không có hạng A) của Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Nam Ninh năm 1985.

– Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật đợt I, năm 2001.

Nhận định về tác giả Đoàn Văn Cừ

Hoài Chân nhận xét: “Những bức tranh trong thơ Đoàn Văn Cừ không phải chỉ đơn sơ vài nét như những bức tranh xưa của Á Đông. Bức tranh nào cũng đầy dẫy sự sống và rộn rịp những hình sắc tươi vui. Mỗi bức tranh là một thế giới linh hoạt”.

Nhà văn Hoài Thanh: “Trong các nhà thơ đồng quê, không ai có ngòi bút dồi dào mà rực rỡ như Đoàn Văn Cừ”