Mai Văn Phấn được mệnh danh là “người cách tân không biết mệt mỏi”. Hãy cùng Trạm Văn Học tìm hiểu về nhà thơ Mai Văn Phấn nhé!
Tiểu Sử
– Ông sinh năm 1955 tại Kim Sơn, Ninh Bình.
– Sau khi xuất ngũ năm 1981, ông đã theo học ngành Ngôn ngữ học và Văn hóa Nga tại Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội.
– Tới năm 1983, ông lại tiếp tục con đường học tập của mình tại Trường Đại học Sư phạm Maxim Gorky (thành phố Minsk – thủ đô của Xô Viết lúc bấy giờ).
– Hiện nay ông đang sinh sống và làm việc tại thành phố Hải Phòng
– Sự nghiệp sáng tác của ông bắt đầu từ năm 1992 khi ra mắt tập thơ đầu tay cho đến nay với 14 tập thơ và 1 tập phê bình – tiểu luận trong nước; 13 tập thơ nước ngoài cũng như phát hành sách trên mạng của Amazon.
Các tác phẩm của tác giả
– Giọt nắng
– Giọt xanh
– Cầu nguyện ban mai
– Nghi lễ nhận tên
– Người cùng thời
– Vách nước
– Hôm sau
– Và đột nhiên gió thổi
– Bầu trời không mái che
– Thơ tuyển Mai Văn Phấn
– Hoa giấu mặt
– Vừa sinh ra ở đó
– Những nguyên âm trong sương sớm
– Thả
– Không gian khác
– Lặng yên cho nước chảy
– Thời tái chế
– Những tác phẩm trên đã được dịch ra nhiều thứ tiếng như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Thái Lan…
Phong cách nghệ thuật
– Lấy cái siêu nhiên để diễn tả thực tại, ông đã thỏa sức phô diễn trí tưởng tượng bay bổng của mình để kết hợp giữ thực và mộng. Thế giới trong thơ ông là một thế giới đa chiều, không ngừng cách tân và đổi mới bản thân để tạo nên được vẻ đẹp vượt qua khỏi những khuôn mẫu thông thường. Không những vậy, thơ ông là một vòng lặp của sự sống khi sự sống được tái sinh từ dạng thức này sang dạng thức khác. Cái mầm sống dạt dào ấy dường cứ cứ chảy trôi không ngừng, không ngừng nảy nở trong khắp các cõi thế giới trong đa vũ trụ ấy. Giản dị, chân thật và “thuần Việt” chính là ba từ khóa rõ ràng nhất khi chúng ta nhắc tới phong cách nghệ thuật cũng như gu thẩm mĩ trong thơ của ông.
– Nhẹ nhàng, mềm mại nhưng cũng không kém phần sắc sảo, chính những điều đó đã giúp cho tác giả Mai Văn Phấn được các chuyên gia trong và ngoài nước đánh giá cao và vô cùng ấn tượng với những tác phẩm của ông.
Giải thưởng, thành tựu
+ Giải thưởng “Cuộc thi thơ” tuần báo Người Hà Nội (1994)
+ Giải thưởng “Cuộc thi thơ” tuần báo Văn Nghệ (1995)
+ Giải thưởng Văn học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hải Phòng) (1991, 1993, 1994, 1995)
+ Giải thưởng “Hội Nhà văn Việt Nam” (2010)
+ Giải thưởng Văn học Cikada Thụy Điển (2017)
+ Giải thưởng của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Hoàng gia Cộng hòa Serbia (2019)
+ Giải thưởng của Hiệp hội Dịch giả Văn học Cộng hòa Montenegro (2020)
+ Giải thưởng Văn học Cây bút vàng Liên bang Nga (2019, 2020, 2021, 2022)
+ Giải thưởng Aco Karamanov của Cộng hòa Bắc Macedonia (2020)
+ Giải nhất Lễ hội Sáng tạo quốc tế “Đồng hành vào thế kỷ 21” (2020)
+ Huy chương Ali-Shir Navai’i của năm nước cộng hòa (Kyrgyzstan, Tajikistan, Azerbaijan, Kazakhstan, Uzbekistan) (2021)
+ Giải thưởng Văn học Quốc tế Sahitto (2021)
+ Giải thưởng báo Kitob Dunyosi (2021)
+ Danh hiệu “Hiệp sĩ vàng” của Diễn đàn Văn học quốc tế Slavơ (2022)
+ Giải thưởng quốc tế “Tập thơ của năm” (2022)
+ Giải thưởng thơ Frederick Turner (2023)
+ Giải thưởng cuộc thi trực tuyến văn học quốc tế “Nesvizh, tôi dâng tặng Người…” (2023)
Những nhận định về tác giả
– “Dịch thơ Mai Văn Phấn nhất định cần dịch chuyển được ánh sáng trong thơ, đó là một phần giá trị nhất và cũng là đặc điểm thơ của ông” (Nhà thơ Susan Blanshard)
– “Tôi khó lòng thoát khỏi ám ảnh từ một thế giới thơ Mai Văn Phấn – Một thế giới với sự sống, cái chết, cây cỏ, đồ vật đang tồn tại và chuyển động trong nhịp điệu bất tận. Nó vừa tàn lụi vừa sinh nở, vừa tối tăm, vừa lộng lẫy. Hiện thực trong thơ Mai Văn Phấn là hiện thực của những giấc mơ, của những câm lặng, của tưởng tượng và khát vọng. Hiện thực này trong nghệ thuật được sinh ra để hé lộ cho ta thấy một đời sống tâm linh, và nó tìm cách cứu vớt sự tuyệt vọng của một hiện thực khác mà con người đang phải đương đầu” (nhà thơ Nguyễn Quang Thiều)
– ” Không thể hiểu hết nỗ lực của Mai Văn Phấn, nếu không đặt anh và sáng tác của anh vào môi trường xã hội và môi trường thơ hiện đại miền Bắc.” (nhà thơ Inrasara)
– “Nếu có một nhà thơ nào đó đang luôn tự đổi mới thơ mình và phá vỡ các nhịp nhiệu mòn cũ trong các thể nghiệm thơ hôm nay, theo tôi, người đó phải là Mai Văn Phấn.” (Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến)
– “Hành trình thơ Mai Văn Phấn là hành trình của sự trở về với bộ đôi song bước: ở bình diện nội dung, đó là “sự trở về với bản thể hồn nhiên, trở về với bản lai diện mục của nhân sinh diễn ra âm thầm nhưng quyết liệt hơn nhiều” và ở bình diện nghệ thuật, đó là quá trình vùng thoát khỏi các bãi lầy của các trường phái nghệ thuật để trở về với truyền thống, với cổ điển.” (nhà văn Văn Chinh)