Tác giả Nguyễn Đình Thi (Tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm, phong cách sáng tác, nhận định)

Trong các thời kỳ kháng chiến chống thực dân, đế quốc, mỗi nhà văn, nhà thơ đều có cách thể hiện cái tôi cá nhân đối với tình yêu đất nước, sự tự hào về dân tộc. Nhà thơ Nguyễn Đình Thi cũng như vậy, ông dùng cái tôi tài hoa, sáng tạo, mang những màu sắc riêng của bản thân để thể hiện khát vọng, mong cầu về hòa bình, về tình yêu đối với Tổ quốc. Cùng với Trạm văn học tham khảo bài viết Tác giả Nguyễn Đình Thi (Tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm, phong cách sáng tác, nhận định) nhé!

Tiểu sử

– Nguyễn Đình Thi (20/10/1924– 18/4/2003) là một nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình văn học và nhạc sĩ Việt Nam thời hiện đại.

– Ông sinh ở Luang Prabang (Lào). Tuy nhiên, nguyên quán là ở làng Vũ Thạch, nay là phố Bà Triệu, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

– Cha ông là một viên chức Sở bưu điện Đông Dương, từng sang làm việc ở Lào.

– Thuở nhỏ, ông sống cùng gia đình ở Lào. Từ năm 1931 theo gia đình về nước và đi học ở Hà Nội, Hải Phòng.

– Tham gia hoạt động Cách mạng từ lúc 17 tuổi.

– Năm 1942, ông đỗ tú tài và vào học Luật ở Đại học Đông Dương nhưng được ít lâu thì bị đuổi học do tham gia vào phong trào sinh viên bãi khóa chống chế độ thực dân đương thời

– Nguyễn Đình Thi có hai người vợ, một người là bà Bùi Nữ Trâm Nguyệt Nga và ông có ba người con, nhà văn nhà thơ Nguyễn Đình Chinh là con trai thứ hai của ông.

Sự nghiệp

– Nững năm 1940 ông tham gia Tổ Văn hóa Cứu quốc.

– Năm 1945 ông tham dự Quốc dân Đại hội Tân Trào

– Ủy viên thường trực, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I.

– Sau Cách mạng Tháng Tám, Nguyễn Đình Thi làm Tổng thư ký Hội Văn hóa cứu quốc.

– Tham gia công tác quản lý văn học nghệ thuật

– Năm 1958 đến năm 1989 làm Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam.

– Từ năm 1995, ông là Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật.

– Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình

Tác phẩm

– Triết luận:

+ Triết học nhập môn (1942)

+ Triết học Kant (1942)

+ Triết học Nietzsche (1942)

+ Triết học Einstein (1942)

+ Triết học Descartes (1942)

+ Siêu hình học (1942)

– Tiểu luận:

+ Mấy vấn đề văn học (1956)

+ Một số vấn đề đấu tranh tư tưởng trong văn nghệ hiện nay (1957)

+ Công việc của người viết tiểu thuyết (1964)

– Truyện, văn xuôi:

+ Xung kích (1951)

+ Thu đông năm nào (1954)

+ Bên bờ sông Thao (tập truyện ngắn, 1957)

+ Cái Tết của mèo con (truyện thiếu nhi, 1961)

+ Vào lửa (1966)

+ Mặt trận trên cao (1967)

+ Vỡ bờ (tập I năm 1962, tập II năm 1970)Trên sóng thời kỳ (tập bút ký, 1996)

+ Tuyết (tập truyện ngắn, 2003)

– Thơ:

+ Người tử sĩ (1958)

+ Bài thơ Hắc Long (1958)

+ Dòng sông trong xanh (1974)

+ Tia nắng (1985)

+ Trong cát bụi (1992)

+ Sóng reo (2001)

+ Đất nước (1948 – 1955). (Đã được nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc phổ thành bản Giao Hưởng – Hợp xướng cùng tên “Đất nước” Biểu diễn lần đầu tiên tại Nhà hát Lớn Hà Nội ngày 1 tháng 9/2009, Do chính Đặng Hữu Phúc chỉ huy Dàn nhạc – Hợp xướng Nhà hát Nhạc vũ kịch VN[1])

+ Việt Nam quê hương ta

+ Lá đỏ

– Kịch:

+ Con nai đen (1961)

+ Hoa và Ngần (1975)

+ Giấc mơ (1983)

+ Rừng trúc (1978)

+ Nguyễn Trãi ở Đông Quan (1979)

+ Người đàn bà hóa đá (1980)

+ Tiếng sóng (1980)

+ Cái bóng trên tường (1982)

+ Trương Chi (1983)

+ Hòn Cuội (1983 – 1986)

– Nhạc:

+ Người Hà Nội (1947)

+ Diệt phát xít (1945)

Giải thưởng

– Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhất

– Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng nhất

– Huân chương Độc lập hạng nhất

– Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

– Ông được nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I năm 1996.

Phong cách sáng tác

Trong thời kỳ kháng chiến, thơ của Nguyễn Đình Thi mở ra một trang sách mới cho thi đàn văn học Việt Nam. Thơ ông giàu tính triết lý những lại giản dị, mộc mạc, thể hiện những cảm xúc lắng đọng, những suy tư thầm kín trong tâm hồn đối với cái gọi là tình yêu quê hương đất nước, sự tự hào dân tộc (Bài thơ Đất nước) hay về con người Việt Nam.

Phong cách sáng tác của Nguyễn Đình Thi có tính cá nhân, đặc sắc, phóng khoáng, ngôn ngữ gần gũi, giản đơn trực tiếp đi thẳng vào vấn đề chủ thể, giúp người đọc hiểu dễ dàng hơn và luôn hướng đến sự tự do, công bằng, đem lại những ý nghĩa nhân văn.

Trong các tác phẩm, nhà thơ thường kết các hình ảnh, phương thức nghệ thuật, ẩn dụ, so sánh, hay sử dụng lối kể chuyện, tường thuật để giúp cho bài viết trở nên sinh động, tràn đầy màu sắc, tạo một ấn tượng không dễ phai mờ trong lòng những người đọc giả, biết thưởng thức, chiêm nghiệm tầng ý nghĩa, triết lý sâu sắc, giàu chất trí tuệ trong trang sách văn chương của nhà thơ.

Nhận định, đánh giá

Nguyễn Đình Thi: Tôi hay lý luận. Cái tìm tòi của tôi cũng hay lý luận. Nhưng nói đến thơ, đó là cái thiết tha nhất của tôi, và cũng là cái tìm tòi rất khổ của tôi (tuy nó có cái vui của nó).

Nhạc sĩ Trần Hoàn: Nguyễn Đình Thi không sáng tác nhiều về âm nhạc, nhưng những bài anh viết ra trước Cách mạng Tháng tám và những ngày đầu kháng chiến như Diệt phát xít, Người Hà Nội luôn sống mãi với thời gian, và trở thành những tác phẩm đáng ghi nhớ trong di sản của cách mạng.

Nhà lý luận phê bình Hà Xuân Trường: “Một tài năng tài hoa toàn diện hiếm có, một sức sáng tạo mãnh liệt. Trên hầu hết các thể loại, từ văn thơ đến âm nhạc, sân khấu điện ảnh, lý luận phê bình anh đều đạt đỉnh cao

Hà Minh Đức: Nguyễn Đình Thi, do tài năng thiên bẩm của mình, đã lần lượt đến với các thể loại văn học, nghệ thuật, và ở lĩnh vực nào, người viết cũng chạm đến đỉnh cao của giá trị. Người đọc nhớ đến một Nguyễn Đình Thi tài hoa với Diệt phát xít và Người Hà Nội, một Nguyễn Đình Thi trữ tình đằm thắm của thi ca qua nhiều chặng đường từ Người chiến sĩ đến Sóng reo, một Nguyễn Đình Thi hiện diện trước cuộc đời với tư cách nhà văn – chiến sĩ qua những trang viết của người trong cuộc. Và cuối cùng là, tác giả kịch Nguyễn Đình Thi của trí tuệ và cất cánh văn hóa. Người ta thường nói tài năng đến với cuộc đời không dự báo, và ra đi không hẹn ước. Nguyễn Đình Thi đã gắn bó với cuộc đời, sống hết mình, lao động bền bỉ, tài năng được nhân lên, thăng hoa và kết tinh ở những tác phẩm có giá trị lớn. Và cánh chim phượng đã bay về trời để lại bao tiếc nuối, yêu thương

Tố Hữu: Làm thơ không phải do trí tuệ muốn, mà do sự sống bản thân của mình. Có những lúc tôi yêu thơ anh Thi, và cũng có lúc tôi thù ghét nó. Những lúc mà tôi buồn bực, nhọc mệt, có những lúc nhớ, tôi thích đọc thơ anh Thi. Tôi đọc những bài Sáng mát trong…Thơ là một điệu hồn, tìm đến với những hồn đồng điệu. Những lúc thấy cần làm việc, tôi thấy ghét thơ anh Thi ghê lắm vì tôi thù ghét cái cá nhân nó trở về với tôi. Rồi tôi lại dè chừng với tôi. Nhiều khi thấy bài thơ hay mà chưa chắc nó hay. Vậy lấy gì làm chuẩn cho cái hay.