Tác giả Nguyễn Duy Thiệp còn được coi là người thay đổi văn học hiện đại thời kỳ mới. Hãy cùng Trạm văn học tìm hiểu những thông tin về Tác giả Nguyễn Huy Thiệp (cuộc đời, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định) nhé!
1. Tiểu sử, cuộc đời
– Tiểu sử
+ Năm sinh: 29/04/1950 tại Thái Nguyên
+ Năm mất: 20/03/2021 tại nhà riêng quận Thanh Xuân, Hà Nội
+ Quê quán: huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội
+ Ông từng theo học và tốt nghiệp khoa Lịch sử tại trường đại học Sư phạm Hà Nội.
– Cuộc đời
+ Vào năm 1960 ông và gia đình chuyển về quê định cư tại xóm Cò, thôn Khương Hạ, xã Khương Đình, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
+ Năm 1970 Nguyễn Huy Thiệp tốt nghiệp khoa sử của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, sau đó ông về ngôi làng thuộc Tây Bắc Bộ để dạy học cho đến năm 1980
+ Năm 1980 ông chuyển đến làm việc tại Bộ Giáo dục và Đào tạo sau đó ông chuyển công tác làm việc tại Công ty Kỹ thuật trắc địa bản đồ, Cục Bản đồ.
+ Năm 1992 ông rời khỏi cơ quan nhà nước.
2. Sự nghiệp văn học
+ Tâm hồn mẹ (truyện ngắn, 1982) được cải biên thành phim cùng tên (2011)
+ Muối của rừng, Nàng Sinh, Cô Mỵ (tháng 5/1986, 3 truyện ngắn được xuất bản đầu tiên),
+ Vết trượt (9/ 1986)
+ Tướng về hưu (6/1987, đã được dựng thành phim cùng tên năm 1988)
+ Những ngọn gió Hua Tát (1989)
+ Tác phẩm và dư luận (1989)
+ Tác phẩm và dư luận tái bản (1991)
+ Thương nhớ đồng quê (1992, đã được dựng thành phim cùng tên năm 1995)
+ Con gái thủy thần (1993)
+ Xuân Hồng (1994)
+ Như những ngọn gió (tuyển tập) (1995)
+ Truyện ngắn chọn lọc Nguyễn Huy Thiệp (1995)
+ Tiểu Long Nữ (tiểu thuyết) (1996)
+ Thương cả cho đời bạc (2000)
+ Mưa Nhã Nam (2001)
+ Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (2001)
+ Suối nhỏ êm dịu (kịch) (2001)
+ Tuổi hai mươi yêu dấu (tiểu thuyết)
+ Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (2003)
+ Tuyển tập kịch Nguyễn Huy Thiệp (2003)
+ Giăng lưới bắt chim, Đông A (2006)
+ Gạ tình lấy điểm (tiểu thuyết) (2007)
+ Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết (tập truyện ngắn)
+ Mổ nhà văn (kịch, bút danh Thích Thiện Ngân)
3. Phong cách sáng tác
– Nghệ thuật truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp đề cập và tìm hiểu về con người. Đặc biệt ông nhấn mạnh về những yếu tố bên trong tồn tại với con người, cụ thể là những quan niệm, những sự phức tạp bên trong, những nhân phẩm,… có thể hiểu truyện ngắn của tác giả xoay quanh những vấn đề nhân sinh, sự tồn tại của con người.
4. Thành tích, giải thưởng văn học
– Thành tích văn học
+ Những tác phẩm kịch, thơ và tiểu luận phê bình được đăng trên nhiều báo và những tạp chí trong nước. Hơn hết những tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp đã được dịch ra với những văn bản bằng tiếng nước ngoài.
+ Năm 2004, bài viết “Trò chuyện với hoa thủy tiên và những nhầm lẫn của nhà văn” của ông, đăng trên Tạp chí Ngày nay đã tạo ra những làn sóng tranh luận sôi nổi trong giới văn chương và báo Văn nghệ của Việt Nam.
– Giải thưởng văn học
+ Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội cho tiểu luận văn chương Giăng lưới bắt chim (2006)
+ Huân chương Văn học Nghệ thuật Pháp (2007)
+ Giải Nonino Risit d’Âur (2008)[16] (giải thưởng Premio Nonino, Italy)
+ Đầu năm 2021, trước khi mất, Nguyễn Huy Thiệp được Hội Nhà văn Việt Nam đề cử xét tặng Giải thưởng Nhà nước trong lĩnh vực Văn học nghệ thuật 2021. Trong đó hai tác phẩm được đề nghị xét giải của ông là truyện ngắn Tướng về hưu và Những ngọn gió Hua Tát.
+ Tháng 12 năm 2022, ông được Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ký 4 quyết định tặng, truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước cho 128 tác giả, đồng tác giả.
+ Giải thưởng thành tựu văn học trọn đời của Hội Nhà văn Hà Nội truy tặng cho cố nhà văn Nguyễn Huy Thiệp và các tác phẩm của ông.
5. Nhận định về tác giả
– Nhà phê bình La Khắc Hòa: “Nguyễn Minh Châu mở đường đổi mới văn học Việt Nam sau 1975 với truyện ngắn Bức tranh. Còn Nguyễn Huy Thiệp là người đầu tiên tạo ra bước ngoặt quan trọng của đổi mới”.
– Nhà văn Nguyễn Văn Thọ: “Nguyễn Huy Thiệp mất đi là một thiệt thòi lớn cho văn đàn Việt Nam, một thiệt thòi không thể bù đắp được. Chúng ta không thể có một Nguyễn Huy Thiệp thứ hai…”.
– Nhà văn Đặng Thân: “Anh có một hỗn danh đầy vinh dự mà hình như phải là người thấu hiểu Phật tính mới dám nhận – nhiều người gọi anh là Thiệp “cứt” – Văn chương phải bất chấp hết. Ngập trong bùn, sục tung lên, thoát thành bướm và hoa, đấy là chí thánh.”.
– Nhà văn Nguyễn Văn Thọ: “Thể xác tan rồi. Như sương khói trong đôi mắt ông kia. Nhưng văn chương của ông, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp tạo ra vẫn đổ bóng dài, thử thách mãi các nhà văn đương đại!”
– Nhà văn Trung Đỉnh: “Tôi có thể khẳng định trong số các nhà văn đương đại khi đó, ông là người có tư tưởng nhất”.
– Nhà phê bình Bùi Việt Thắng: “Nguyễn Huy Thiệp chăm chú, nhấn mạnh vào những cái bất bình thường trở nên bình thường, và cái bình thường được nhìn như bất bình thường”.
– Nhà phê bình Bùi Việt Thắng: ‘Nguyễn Huy Thiệp là một tài năng văn chương, đó là một thực tế hiển nhiên. Nhiều người gọi ông là ‘một thiên tài độc ác’, theo cách nói về văn hào Nga Dostoyevsky. Cổ nhân nói, thiên tài là thiên lệch. Nguyễn Huy Thiệp chưa phải là thiên tài nhưng là tài năng bẩm sinh, vậy nên ông có những tư tưởng cực đoan hơn người thường”.