Với chủ đề về tình yêu quê hương, đất nước, thơ của Nguyễn Khoa Điềm đã chứng minh, bộc lộ tình yêu to lớn, mãnh liệt của nhà thơ dành cho quê hương, tổ quốc và qua đó giúp ông trở thành một trong những nhà thơ tiểu biểu của nền văn học Việt Nam. Hãy cùng Trạm văn học tham khảo bài viết Tác giả Nguyễn Khoa Điềm (Tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm, phong cách sáng tác, nhận định) nhé!
Tiểu sử
– Nguyễn Khoa Điềm (sinh 15 tháng 4 năm 1943) có tên gọi khác là Nguyễn Hải Dương. Ông vừa là một nhà thơ, nhà chính trị Việt Nam.
– Sinh ra tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
– Thân sinh của ông là nhà báo Hải Triều, thuộc dòng dõi quan Nội tán Nguyễn Khoa Đăng, gốc An Dương (tỉnh Hải Dương cũ nay là Hải Phòng). Quê quán: làng An Cựu, xã Thủy An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
– Thuở nhỏ Nguyễn Khoa Điềm học ở quê. Đến năm 1955, ông mới ra Bắc học Trường Nam học. Ông tốt nghiệp tại Đại học Sư phạm Hà Nội vào năm 1964, cùng lứa với Phạm Tiến Duật và Lê Anh Xuân.
– Sau đó, ông vào Nam tham gia hoạt động trong phong trào sinh viên ở Huế; tham gia quân đội, xây dựng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, viết báo, làm thơ,…
– Năm 1975 Nguyễn Khoa Điềm từng bị bắt và giam tại nhà lao Thừa Phủ.
– Đến chiến dịch Mậu Thân năm 1968, ông được giải thoát và tiếp tục trở lại hoạt động cách mạng
– Hiện ông đã nghỉ hưu và sinh sống tại Thành phố Huế
Sự nghiệp
– Năm 1975: Nguyễn Khoa Điềm trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam
– Sau 1975:
+ Tham gia Đoàn Thanh niên Cộng sản
+ Trở thành chủ tịch Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế.
+ Ông từng là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa III.
– Năm 1994: Nguyễn Khoa Điềm ra Hà Nội và làm Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin.
– Năm 1995: Ông được bầu làm Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam khóa V.
– Năm 1996: tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Khoa Điềm được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương.
– Nguyễn Khoa Điểm trở thàn Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, từ tháng 11 năm 1996 trở đi ông giữ chức vụ là Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin.
– Năm 2001, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Khoa Điềm trở thành Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương, Trưởng Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương (2001 – 2006).
Tác phẩm
– Thơ
+ Báo động
+ Bếp lửa rừng
+ Bước chân – Ngọn đèn
+ Cái nền căm hờn
+ Cát trắng Phú Vang
+ Chiều Hương Giang
+ Con chim thời gian
+ Con gà đất, cây kèn và khẩu súng
+ Đất và khát vọng
+ Trường ca
+ Đất nước
+ Giặc Mỹ
+ Gửi anh Tường
+ Hình dung về Chê Ghêvara
+ Hồi kết cuộc
+ Khoảng trời yêu dấu
+ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
+ Lau
+ Lời chào
+ Màu xanh lên đường
+ Mùa Xuân ở A Đời
+ Ngày vui
+ Nghĩ về một nhãn hiệu
+ Người con gái chằm nón bài thơ
+ Nơi Bác từng qua
+ Nỗi nhớ
+ Tháng chạp ở Hồng Trường
+ Thưa mẹ con đi
+ Tiễn bạn cuối mùa đông
+ Tình Ca
+ Tôi lại đi đường này
+ Trên núi sông
+ Từ những gì các anh trao?
+ Tuổi trẻ không yên
+ Vỗ Hờn
+ Xanh xanh bóng núi
+ Xuống đường
+ Mẹ và Quả
+ Miền Quê
– Tác phẩm xuất bản:
+ Cửa thép (ký, 1972)
+ Đất ngoại ô (tập thơ, 1973)
+ Mặt đường khát vọng (trường ca, 1974) 9 chương
+ Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (tập thơ, 1986)
+ Thơ Nguyễn Khoa Điềm (1990)
+ Cõi lặng (tập thơ, 2007)
Giải thưởng
– Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam với tập thơ “Ngôi nhà có ngọn lửa ấm”
– Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô (giải B) với tập thơ “Cõi lặng” – năm 2010
– Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
Phong cách sáng tác
Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, những hồn thơ thắp nên ngọn lửa cách mạng, cổ vũ, khích lệ tinh thần của toàn thể nhân dân Việt Nam. Ngoài thơ Thanh Hải, ta còn biết tới phong cách sáng tác thơ của Nguyễn Khoa Điềm trong thời kì kháng chiến, nó vang vọng, chất chứa những dòng cảm xúc sâu lắng, nồng nàn thể hiện chất trữ tình – chính trị đặc biệt hướng tới tình yêu đất nước. Dưới cái nhìn đa chiều, và một tình yêu nồng cháy, tha thiết với quê hương, đất nước, con người, Nguyễn Khoa Điềm đã nghiêm túc khắc ghi vốn hiểu biết, với giọng điệu mang màu sắc bình dị, thân thuộc, ngôn từ phong phú như phác họa bức tranh Đất nước tươi đẹp, tạo nên dấu ấn riêng của ông. Đồng thời, trang thơ của Nguyễn Khoa Điềm còn truyền tải tới cho người đọc về ý thức, trách nhiệm, vai trò của bản thân mỗi người đối với đất nước, cất lên tinh thần dân tộc với khát khao dành được độc lập, tự do, hạnh phúc, toàn vẹn lãnh thổ, xây dựng một đất nước giàu đẹp văn minh, tiến bộ.
Nhận định, đánh giá
– Chế Lan Viên: Nguyễn Khoa Điềm là người lao động nghệ thuật nghiêm túc, anh khắt khe với chính mình, có lẽ vì thế mà thơ anh chính là “Cái kết tinh của vần thơ là muối biển/ muối lắng ở ô nề và thơ đọng ở bề sâu”
– Tô Phương Lan viết trong Nhà thơ Việt Nam hiện đại: Nguyễn Khoa Điềm đã góp vào nền thơ một phong cách giàu suy tưởng, cảm xúc, kết hợp hài hòa yếu tố hiện thực và lãng mạn, vốn sống trực tiếp và vốn sống văn hóa. Và điều đó không dễ cây bút nào cũng đạt được.
– Nguyễn Trọng Tạo: Có thể nói ngay rằng Nguyễn Khoa Điềm là một nhà thơ giàu bản lĩnh, chung thủy với lý tưởng đã chọn và luôn biết đối diện với chính mình trên cơ sở ý thức công dân sâu sắc… Một phần thế kỷ đã qua đi, những tứ thơ độc đáo và riêng biệt của anh vẫn còn tơi rói cảm xúc về con người trong chiến đấu
– Lời Bình của Huệ Vân: Nếu trong thơ Nguyễn Đình Thi là hình ảnh đất nước hiên ngang, hào hoa, lãng mạn và tràn đầy sức sống thì trong thơ Nguyễn Khoa Điềm là hình ảnh đất nước giàu chất văn hóa, sức mạnh của đôi chân. vật lý
– Vũ Văn Sỹ: Nguyễn Khoa Điềm đã thực sự đóng góp vào nền thơ hiện đại một giọng trữ tình đầy chất sử thi, một giọng thơ sôi nổi và cá tính, mộ cây bút gắn kết được tài hoa với vốn sống, vốn tri thức, văn hóa và sự mẫn cảm của một tấm lòng trước từng trang giấy
– Vũ Tuấn Anh: Thơ Nguyễn Khoa Điềm chứng tỏ anh có một vốn sống già dặn, một vốn tri thức khá phong phú và một cảm quan nhạy bén. Thơ anh có những liên tưởng độc đáo, những bất ngờ thú vị trong sự dẫn dắt và diễn đạt.