Nguyễn Quang Thiều là một nhà văn đa tài với nhiều tác phẩm về nhiều đề tài, phong cách khác nhau. Không chỉ vậy, ông còn tham gia vào lĩnh vực báo chí. Hãy cùng Trạm văn học tìm hiểu về Tác giả Nguyễn Quang Thiều (cuộc đời, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định) nhé!
Tiểu sử
– Ông sinh ngày 13 tháng 02 năm 1957
– Quê quán: làng Chùa, xã Sơn Công, huyện Ứng Hoà, tỉnh Hà Tây (nay thuộc thành phố Hà Nội).
– Hiện nay đang sinh sống và làm việc tại thành phố Hà Nội.
– Tốt nghiệp đại học tại Cu – ba
Sự nghiệp
– Sau khi tốt nghiệp đại học, ông trở về nước và công tác trong ngành công an một thời gian.
– Sau khi chuyển ngành ông làm việc tại báo Văn Nghệ, báo Văn nghệ trẻ, Báo Tuần Việt Nam.
– Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khóa VIII, khóa IX.
– Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khóa X.
– Phó tổng thư ký thứ nhất Hội Nhà văn Á – Phi và Mỹ la tinh.
– Giám đốc Trung tâm dịch thuật văn học Hội Nhà văn Việt Nam.
– Tổng biên tập, Giám đốc Nhà xuất bản Hội Nhà văn.
– Tháng 1/2021, ông có cuộc triển lãm cá nhân đầu tiên mang tên “Người thổi sáo”.
Tác phẩm
– Thơ:
+ Ngôi nhà tuổi 17 (1990)
+ Sự mất ngủ của lửa (1992)
+ Những người đàn bà ghánh nước sông (1995)
+ Những người lính của làng (1996)
+ Thơ Nguyễn Quang Thiều (1996)
+ Nhịp điệu châu thổ mới (1997)
+ Bài ca những con chim đêm (1999)
+ Thơ tuyển cho thiếu nhi (2004)
+ Cây ánh sáng (2009)
+ Châu thổ (2010)
+ Dước ánh trăng và một bậc cửa (2020)
– Văn xuôi:
+ Vòng nguyệt quế cô đơn (1991)
+ Cỏ hoang, tiểu thuyết (1992)
+ Tiếng gọi tình yêu (1993)
+ Kẻ ám sát cánh đồng (1995)
+ Người đàn bà tóc trắng (truyện ngắn, 1996)
+ Đứa con của hai dòng họ (truyện ngắn, 1997)
+ Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều (1998)
+ Người cha, truyện thiếu nhi (1998)
+ Bí mật hồ cá thần, truyện thiếu nhi (1998)
+ Con quỷ gỗ (truyện thiếu nhi, 2000)
+ Ngọn núi bà già mù (truyện thiếu nhi, 2001)
+ Người nhìn thấy trăng thật (truyện ngắn, 2003)
+ Người (chân dung văn học, 2008)
+ Ba người (chân dung văn học (in chung), 2009)
+ Có một kẻ rời bỏ thành phố (tiểu luận, 2010)
+ Người kể chuyện lúc nửa đêm và những giấc mộng (tạp văn, 2016)
+ Mùi ký ức (tuỳ bút, 2017)
– Sách dịch:
+ Khoảng thời gian không ngủ (thơ Mỹ, 1997)
+ Chó hoàng Đingô (truyện ngắn Australia, 1995)
+ Năm nhà thơ hiện đại Hàn Quốc (2002)
– Báo: ông cùng với nhà văn, trung tướng công an Hữu Ước đã sáng lập nên hai tờ báo là tờ An Ninh Thế giới cuối tháng và tờ Cảnh Sát Toàn Cầu.
– Sân khấu, điện ảnh: Ông tham gia viết kịch bản, trong đó nhiều kịch bản đã được chuyển thể thành phim.
Giải thưởng
– Giải thưởng thơ 1983 – 1984 của tạp chí Văn nghệ quân đội.
– Giải thưởng truyện ngắn 1989 – 1990 tạp chí Văn nghệ quân đội.
– Giải thưởng truyện ngắn hay 1991 của Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh.
– Giải thưởng thơ hay 1993 của báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh.
– Giải thưởng bút ký 1991 của tuần báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam.
– Giải thưởng truyện ngắn 1993 – 1994 của tạp chí Văn nghệ quân đội.
– Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam.
– Giải thưởng dịch thuật cho tập thơ Những người đàn bà gánh nước sông của Hội dịch giả văn học quốc gia Hoa Kỳ (1998).
– Giải thưởng thơ của Liên đoàn Thanh niên sinh viên Đại học Tổng hợp Lahabana 1986.
– Giải thưởng Nhà xuất bản Kim Đồng 2000 – 2002.
– Giải thưởng Nhà nước về Văn học & Nghệ thuật đợt 4 năm 2017.
– Giải thưởng thơ Hàn Quốc năm 2018.
Phong cách sáng tác
– Nhanh nhạy với thời cuộc, chịu khó tiếp thu và thay đổi theo sự phát triển của thời đại đã khiến cho văn phong của Nguyễn Quang Thiều được đón nhận một cách tích cực. Bằng tài năng và sự chăm chỉ của mình, ông đã tự mình xác lập một giọng điệu mới trong thơ Việt. Có thể nói, ông là cây bút tiên phong, mở đầu cho cuộc khai phá của nền văn học hiện đại. Đối với văn xuôi và thơ, ngôn ngữ của ông bay bổng, giàu sức gợi hình, gợi cảm, ưu tư với những phiền muộn thi ca. Còn đối với báo chí, ngôn ngữ sắc bén, lập luận rõ ràng, minh bạch đầy sức thuyết phục là một điều khiến chúng ta luôn ấn tượng. Các tác phẩm của ông trải dài trên nhiều đối tượng độc giả, nhiều độ tuổi, giới tính khác nhau nên được đón nhận một cách nhiệt liệt. Không chỉ vậy, các tác phẩm của ông còn được giới chuyên gia đánh giá cao.
Nhận định, đánh giá
+ Nhà văn Nguyễn Quang Thiều: “Điều quan trọng nhất của thơ là tạo ra sự ám ảnh và điều tệ hại nhất là thiếu trí tưởng tượng.”
+ Nhà văn Nguyễn Quang Thiều: “Tôi viết rất nhiều thể loại như truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch sân khấu, kịch bản phim, tiểu luận, báo chí… Nhưng thơ ca là nơi duy nhất để tôi giải phóng tôi và để tôi trú ẩn. Một điều tôi muốn nói đến là: có thể những bài thơ cụ thể nào đó không cứu rỗi được thế giới nhưng những gì mang tinh thần của thi ca đã và đang cứu rỗi thế giới.”
+ Nhà văn Nguyễn Quang Thiều: “Hãy sống, hãy mơ ước và sáng tạo không ngưng nghỉ trong im lặng nếu không có lý do để than thở. Khi nhà văn sống đến từng nào thì họ sẽ viết đến từng đó.”
+ Nhà thơ Nguyễn Duy: “Nguyễn Quang Thiều là một tác giả đa tài, sáng tác thơ, văn xuôi, làm báo và anh từng cùng làm với tôi ở báo Văn Nghệ, thuở đó tôi còn thấy anh vẽ tranh. Nhưng ấn tượng nhất với tôi vẫn là Nguyễn Quang Thiều thi sĩ – một thi sĩ nổi bật trong làng thơ đương đại Việt Nam.”
+ Nhà thơ Inrasara: “Nhà thơ vừa xuất hiện đã tìm thấy giọng thơ riêng, là điều hiếm. Hiếm hơn nữa, khi giọng thơ đó có sức lan toả khá rộng. Với thế hệ đi sau ở miền Bắc, thơ Nguyễn Quang Thiều làm nên sự thể ấy.”