Tìm hiểu tác giả Nguyễn Trãi – một nhà chính trị, nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam. Qua bài viết Giới thiệu tác giả Nguyễn Trãi ( Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định) nhé!
Tiểu sử
– Nguyễn Trãi sinh năm 1380 – mất ngày 19 tháng 9 năm 1442.
– Hiệu: Ức Trai
– Nghề nghiệp: chính trị gia, nhà văn, Danh nhân văn hóa thế giới.
– Nguyễn Trãi là người làng Nhị Khê (nay là xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, thủ đô Hà Nội).
– Cha ông Nguyễn Phi Khanh – tiến sĩ cuối đời Trần, cháu ngoại của tư đồ Chương Túc Quốc thượng hầu Trần Nguyên Đán. Mẹ Nguyễn Trãi là con trưởng của thượng hầu Trần Nguyễn Đán tên Trần Thị Thái. Nguyễn Trãi còn có bốn người em lần lượt là Nguyễn Phi Báo, Nguyễn Phi Ly, Nguyễn Phi Bằng và Nguyễn Phi Hùng. Mẹ mất khi Nguyễn Trãi được 6 tuổi, cha ở rể, đến khi ông ngoại mất thì cha Nguyễn Trãi phải một mình gồng gánh nuôi cả nhà.
– Nguyễn Trãi có 5 người vợ và 7 người con:
+ Bà Trần Thị Thành: có con Nguyễn Ứng và Nguyễn Phù
+ Bà Phùng Thị: có hai người con với ông là Nguyễn Bảng và Nguyễn Tích
+ Bà Lê Thị
+ Bà Nguyễn Thị Lộ: Ông tổ chi họ Nguyễn ở uế Lĩnh, Phương Quất, huyện Kinh Môn, Hải Dương là con của bà
+ Bà Phạm Trí Mẫn: có người con tên Nguyễn Anh Vũ sau vụ Lê Chi viên thì đổi sang họ mẹ là Phạm Anh VŨ
+ Bà Đậu Minh Trí
Sự nghiệp
– Năm 1400 Hồ Quý Ly lật đổ chiều đại trần Trần lập nhà Hồ, mở khoa thi Nho học, Nguyễn Trãi tham dự và đỗ Thái học sinh
– Sau khi đỗ Thái học sinh, Nguyễn Trãi được làm Ngự sử đài Chính chưởng.
– Năm 1401, Minh Thành Tổ phái Trương Phụ đem quân sang xâm lược nước Đại Ngu, nhà Hồ kháng chiến thất bại, Hồ Quý Ly cùng nhiều triều thần bị bắt và bị đem về Trung Quốc, trong đó có cha Nguyễn Trãi, Nguyễn Phi Khanh, còn Nguyễn Trãi thì chạy trốn để thoát khỏi sự truy bắt của địch, nhưng quân địch lại uy hiếp ép cha ông viết thư gọi ông, ông đành phải ra đầu hàng.
– Nguyễn Trãi không hợp tác với quân Minh, Trương phụ muốn giết ông nhưng Thượng thư Hoàng Phúc lại tha và giảm lổng ông ở thành Đông Quan. Còn những anh em đằng ngoại, cậu ruột đều đầu hàng quân Minh và được phong tước. Năm 1408 nhà Hậu Trần đánh quân Minh đã giết Trần Thúc Dao và Trần Nhật Chiêu hai người cậu ruột của Nguyễn Trãi và 600 người khác.
– Từ sau năm 1407 đến khi vào yết kiến Lê Lợi ở Lỗi Giang để tham gia khởi nghĩa Lam Sơn thì thông tin về Nguyễn Trãi vẫn còn là một ẩn số.
– Nguyễn Trãi là một trong những người tích cực tham gia vào Khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại sự xâm lược của nhà Minh.
– Đầu năm 1427, Lê Lợi phong cho Hàn lâm viện thừa chỉ học sĩ Nguyễn Trãi giữ chứcTriều liệt Đại phu Nhập nội Hành khiển Lại bộ Thượng thư, kiêm chức Hành Khu mật viện sự.
– Khi cuộc khởi nghĩa thành công vào năm 1428, Nguyễn Trãi trở thành một trong những khai quốc công thần của triều đại quân chủ nhà Hậu Lê trong Lịch sử Việt Nam. Ông được nhận viết Bình Ngô đại cáo để bố cáo với thiên hạ về chiến thắng quân Minh.
– Năm 1433, Lê Thái Tổ tức là Lê Lợi mất, trước khi ra đi vua Lê đã xuống sắc chỉ Nguyễn Trãi với tư cách là Vinh lộc Đại phu Nhập nội Hành khiển tri Tam quán sự, soạn văn bia Vĩnh Lăng thần đạo bi.
– Khi vua Lê Thái Tông lên ngôi, Nguyễn Trãi cũng được bổ nhiệm chức vụ mới.
– Tháng 5 năm 1434, Nguyễn Trãi giữ chức Hành khiển
– Tháng 2 năm 1437, Nguyễn Trãi cùng với Lương Đăng nhận được lệnh sửa định nhã nhạc và quy chế lễ nghi trong triều đình.
– Táng 11 năm 1437, vua Lê Thái Tông cho ban bố các nghi thức lễ đại triều do Lương Đăng soạn định với triều đình nhưng Nguyễn Trãi cùng một nhóm văn thần dâng sớ phản đối nhưng lại không có kết quả.
– Đến khoảng cuối năm 1437 – đầu năm 1438, Nguyễn Trãi xin về hưu trí ở Côn Sơn – nơi ở trước kia từng là thái ấp của ông ngoại ông , chỉ thỉnh thoảng mới vâng mệnh vào chầu vua.
– Năm 1439, vua Lê Thái Tông mời ông ra làm quan và khôi phục lại hết các chức tước cũ trừ chức Lại bộ Thượng thư, chức danh và tước hiệu đầy đủ của ông khi ấy là: Vinh lộc Đại phu, Nhập nội Hành khiển, Môn hạ sảnh Tả ty Hữu Gián nghị Đại phu kiêm Hàn lâm viện Thừa chỉ học sĩ, tri Tam quán sự, Đề cử Côn Sơn Tư Phúc tự, Á đại trí tự, tứ quốc tính Lê Trãi.
– Nguyễn Trãi được giao cho việc coi giữ sổ sách, xét án kiện quân dân ở Tây đạo và Bắc đạo.
– Trong khoa thi Hội năm 1442, Nguyễn Trãi với danh nghĩa là Hàn lâm viện Học sĩ kiêm Tri Tam quán sự đã trở thành Giám khảo và lấy đỗ Trạng nguyên Nguyễn Trực.
– Tháng 9 năm 1442, vụ án Lệ Chi Viên đã đẩy Nguyễn Trải và con đường chết cùng với người thân 3 họ (tru di tam tộc), sau này ông mới được giải oan, thoát khỏi danh âm mưu giết vua.
– Nguyễn Trãi viết nhiều, có cống hiến ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Có thể nói bút lực của ông tài năng phi thường. Tác phẩm của Nguyễn Trãi hầu hết đã bị thất lạc sau vụ án Lệ Chi viên. Nhưng dù các tác phẩm để lại không còn đầy đủ nhưng cũng đủ để khẳng định tài năng lỗi lạc của ông
Tác phẩm
– Văn chính luận: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, một số bài chiếu viết dưới hai thời vua Lê
– Lịch sử: Lam Sơn thực lục (viết về công cuộc khởi nghĩa Lam Sơn 10 năm), Vĩnh Lăng thần đạo bi
– Địa lý: Dư địa chí hay Ức Trai di tập Nam Việt dư địa chí.
– Thơ phú: Ức Trai thi tập (tập thơ viết bằng chữ Hán, gồm 105 bài thơ), Quốc âm thi tập (tập thơ bằng chữ Nôm, gồm 254 bài thơ chia làm 4 tập), Chí Linh sơn phú, Băng Hồ di sự lục, sách Luật thư.
Giải thưởng, vinh danh
– Đời sau đã lập nhiều sự kiện, đền thờ, đặt tên cho trường học, các con đường, phố mang tên ông để tượng niệm như:
+ Năm 1956, Bộ Văn hóa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổ chức lần đầu tiên lễ kỷ niệm Nguyễn Trãi nhân 514 năm ngày mất của ông.
+ Năm 1980, tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc UNESCO tổ chức kỷ niệm 600 năm ngày sinh Nguyễn Trãi.
+ Đền thờ ông ở Nhị Khê, Hà Nội, Côn Sơn, Hải Dương.
+ Trường Đại học Nguyễn Trãi tại Hà Nội, Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi ở Hải Dương, Trường THPT Nguyễn Trãi – Ba Đình tại Hà Nội.
Phong cách sáng tác
Các sáng tác của Nguyễn Trãi thuộc nhiều thể loại khác nhau, bộc lộ được tài năng văn học phi thườnng của ông. Điểm hình như “Bình ngô đại cáo”, là một bản cáo được ông viết với khí thế hào hùng, lời văn đanh thép, thuyết phục hay “Quân trung từ mệnh tập” là một tập văn mang tính luận chiến nhằm cổ vũ tinh thần cho quân sĩ và nao núng quân giặc. Từ đó ta thấy được lời văn Nguyễn Trãi sử dụng vô cùng sắc bén, sáng gọn, có lý, có tình. Văn phong của ông luôn thể hiện tình yêu nước thiêng liêng, cao cả, sâu đậm. Nguyễn Trãi là người con yêu quê hương, đất nước, tận tụy và trung thành, vì vậy mà thơ ca của ông luôn đem đến một bầu không khí hào hùng, tráng lệ, kích thích tinh thần yêu nước của nhân dân.
Nhận định, đánh giá
– Nhà thơ Xuân Diệu: “Trán thi sĩ vượt mây nhưng trong ruột thơ vẫn cháy lên ngọn lửa đời rất ấm”
– Phạm Văn Đồng có nhận định rằng: “Văn chương của Nguyễn Trãi đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật, đều hay và đẹp lạ thường”
– Lê Quý Đôn đánh giá: “văn thư thảo hịch giỏi hơn hết một thời”
– Tô Thế Nghi ca ngợi: “sông Giang sông Hán trong các sông và sao Ngưu sao Đẩu trong các sao”
– Phạm Đình Hổ xem văn chương của ông “có khí lực dồi dào… đọc không chán miệng”
– Dương Bá Cung: ” văn Nguyễn Trãi “rõ ràng và sang sảng trong khoảng trời đất””.