Tác giả Nguyễn Văn Học (cuộc đời, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định)

Nguyễn Văn Học là một nhà văn, nhà bảo trẻ nhưng đã tích lũy cho mình được một kho tàng sáng tác khiến người khác phải ngưỡng mộ. Hãy cùng Trạm văn học tìm hiểu những thông tin về Tác giả Nguyễn Văn Học (cuộc đời, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định) nhé!

Tiểu sử

Tác giả Nguyễn Văn Học (cuộc đời, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định)

– Năm sinh: 1981

– Quê quán: huyện Phú Xuyên, Hà Tây (nay thuộc thành phố Hà Nội)

– Xuất thân: Sinh ra trong một gia đình thuần nông có bốn anh chị em. Từ nhỏ đã sống trong khó khăn khiến anh luôn cố gắng làm việc để phụ giúp bố mẹ ngay cả trong những lúc sống ở nơi “góc khuất” của xã hội. Cuộc sống vất vả vừa thôi thúc khát vọng văn chương trong anh, vừa giúp anh tìm được nguồn cảm hứng sáng tác cho những tác phẩm của mình sau này.

Sự nghiệp

– Tốt nghiệp ngành lễ tân của Trường trung học Nghiệp vụ du lịch Hà Nội.

– Tốt nghiệp Khoa Lý luận – Sáng tác – Phê bình Văn học tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội (khóa VIII).

– Năm 1996, sau được tiếp xúc và có hứng thú với báo chí, anh đã có được sự khích lệ từ thầy giáo khiến cho anh được tiếp thêm tự tin để sáng tác và viết bài nhiều hơn.

– Năm lớp 12 anh đạt giải Nhất trong cuộc thi văn thơ cấp trường.

– Không chỉ sáng tác truyện và thơ, anh còn viết bài cho các báo như An ninh Thế giới, Hà Nội mới, Văn hiến…

– Hiện nay anh đang công tác tại báo Nhân Dân.

Tác phẩm

+ Những cô gái bất hạnh (2007)

+ Gái điếm (2008)

+ Đường dài của hạnh phúc (2008)

+ Rơi xuống vực sâu (2009)

+ Bão người (2009)

+ Cao bay xa chạy (2010)

+ Hỗn Danh (2011)

+ Hoa giang hồ (2011)

+ Khi vết thương nằm xuống (2013)

+ Những cơn mưa thảng thốt (2015)

+ Đứng giữa heo may (2016)

+ Vết thương hoa hồng (2016)

+ Mình ơi, anh cưới dòng sông nhé (2018)

+ Chạm cốc với dòng sông (2019)

+ Tiệc hoa (2020)

+ Chạm tay vào cánh chim trời (2020)

+ Linh điểu (2020)

+ Miền Thánh đợi (2021)

+ Đắm bầy Virus (2022)

+ Đôi mắt xứ Đoài

+ Giọng cây đàn

+ Hoa xuân nở thắm biên cương

+ Hà Nội thênh thang kí ức

+ 86 giây đời người

+ Vầng trăng và mặt trời

+ Bụi cay mắt người

+ Bình minh lúc nửa đêm

+ Những tiếng đàn giản dị

Phong cách sáng tác

– Văn phong nhẹ nhàng, kết hợp với sự miêu tả tỉ mẩn, đầy cảm xúc đã khiến cho các câu truyện của anh càng gần gũi hơn với độc giả. Những sáng tác của anh thường bám sát với những vấn đề nóng nhất, nhức nhối đang xảy ra trong xã hội đương thời. Những tư liệu mà anh mang vào trong tác phẩm của mình đều từ những kinh nghiệm, những trải nghiệm của anh đã được chứng kiến được trải qua trong cuộc đời của mình. Sự sắc sảo, rõ ràng và logic đã khiến cho những tác phẩm của Nguyễn Văn Học được đánh giá cao dù cho tuổi nghề còn trẻ. Có lẽ, chính cuộc sống khó khăn trước đây đã giúp anh có được một góc nhìn đa diện về con người, về cuộc sống, về những sự vật, sự việc vẫn đang diễn ra hằng ngày. Nhà văn ấy luôn mang trong mình tinh thần học hỏi cao, cũng như mong muốn được cống hiến sức mình cho nền văn học mà anh luôn đam mê. Những tác phẩm của anh cũng được giới phê bình văn học nhận xét tốt và dành được vị trí nhất định trong lòng độc giả.

Nhận định, đánh giá

+ Nhà báo Hồ Duy Ngợi: “Phải khẳng định một điều, trong tất cả những người đồng nghiệp mà tôi đã gặp, khó mấy ai có một bút lực dồi dào, đam mê và sống chết bằng “nghiệp viết lách” như Nguyễn Văn Học. Học viết khỏe, viết không ngừng nghỉ, viết như sợ không còn cơ hội để viết. Anh quý thời gian, quý tuổi trẻ, và có “tâm” với nghề”.

+ Nhà văn Nguyễn Văn Học: “Tôi thuộc số những người viết không trốn tránh hiện thực. Tôi muốn cất lên tiếng nói từ hiện thực”.

+ Nhà văn Nguyễn Văn Học: “Đối với tôi, viết văn là hành trình khám phá bản thân, khám phá môi sinh. Văn chương cũng là phương thuốc để chữa lành những vết thương lòng, xoa dần những tổn thương xã hội, để con người muốn sống, sống có khát khao, cống hiến, biết yêu đồng loại, đau trước nỗi đau của đồng loại và chịu trách nhiệm về bản thân mình.”

+ Nhà phê bình văn học Nguyễn Thanh Tâm: “Qua những sáng tác gần đây, Nguyễn Văn Học đang ngày một bộc lộ rõ hơn những khắc khoải của mình về môi trường sống. Đọc sách của anh, người ta thấy một nhà văn có trách nhiệm đã lên tiếng trước những vấn đề cốt lõi của môi sinh, nhân sinh”.