Là một nhà báo, nhà thơ hoạt động tích cực thời tiềm chiến, Nguyễn Vỹ là một cái tên được đánh giá cao trong nền văn học Việt Nam. Hãy cùng tìm hiểu về Tác giả Nguyễn Vỹ (cuộc đời, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định) nhé!
Tiểu sử
– Sinh năm 1912 tại làng Tân Hội, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.
– Các bút danh của nhà văn: Tân Phong, Tân Trí, Lệ Chi, Cô Diệu Huyền.
– Gia đình ông đều là những người yêu nước và tham gia phục vụ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Cha ông tên là Nguyễn Thuyên từng giữ chức quan ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, song sau này từ chức quan để chống Pháp. Mẹ ông là bà Trần Thị Luyến. Bác Nguyễn Tuyên, từng bị cầm quyền Pháp đày tới Côn Đảo, anh họ là Nguyễn Nghiêm – thủ lĩnh của phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh năm 1930 ở Quảng Ngãi.
– Từ năm 1924 cho tới năm 1927, ông theo học trường Trung học Pháp – Việt tại tỉnh Quy Nhơn nhưng sau đó bị gián đoạn vì tham gia những cuộc vận động chống thực dân Pháp tại đây.
– Sau đó ông ra Bắc theo học ban tú tài tại thành phố Hà Nội.
– Những năm tiếp theo của cuộc đời, ông liên tục sáng tác, viết báo, đấu tranh cho sự trong sạch của tiếng Việt trên lĩnh vực văn học, đời sống.
– Ông qua đời do tại nạn xe hơi trên đoạn đường Tân An (thuộc tỉnh Long An) – Sài Gòn vào ngày 4 tháng 2 năm 1971.
Sự nghiệp
– Năm 1934: ông cho xuất bản tập thơ đầu tay có tên là “Tập thơ đầu”. Tập thơ bao gồm hơn 30 bài thơ tiếng Việt và thơ tiếng Pháp.
– Năm 1937: sáng lập tờ Việt – Pháp lấy tên là Le Cygne (Bạch Nga) cộng tác với nhà văn Trương Tửu. Thế nhưng, vì có nhiều bài viết phê phán đường lối cai trị của bọn thực dân nên tờ báo của ông bị buộc ngưng sản xuất, còn ông thì bị phạt tù 6 tháng cùng với 3000 quan tiền.
– Năm 1939: Nhật đảo chính Pháp, chính thức thế chân Pháp cai trị đất nước ta. Khi này vì tình hình chính trị lúc bấy giờ mà ông được thả tự do.
– Lúc này, ông lại tiếp tục chống lại Nhật bằng cách soạn và cho xuất bản hai quyển sách chống chế độ quân phiệt Nhật là: Kẻ thù là Nhật Bản, Cái họa Nhật – Bản. Vì những tác phẩm ấy nên ông bị Nhật bắt giam tại nhà ngục Trà Khê
– Năm 1945: chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, ông được trả tự do và sáng lập nên tờ báo Tổ quốc tại Sài Gòn và sau này là tờ Dân chủ ở Đà Lạt. Tuy nhiên, nội dung của những bài báo là việc công kích chính quyền đương thời nên chỉ ít lâu sau, hai tờ báo này đều bị đóng cửa.
– Năm 1952: ông chủ trương nhật báo Dân ta.
– Năm 1958: ông đứng ra chủ trương bán nguyệt san Phổ Thông, tuần báo Bông Lúa và tuần báo thiếu nhi Thằng Bờm.
– Năm 1956: Nguyễn Vỹ được mời làm cố vấn cho chính quyền đương thời, nhưng chỉ ít lâu sau ông rút lui khỏi vị trí được chỉ định.
Phong cách sáng tác
– Thơ ca Nguyễn Vỹ là một khúc hùng ca đòi lấy sự sống và tự do cho con người. Tuy rằng bị những chế độ đô hộ đương thời ngăn cấm, dập tắt, nhưng bằng tất cả mọi cách, ngọn cờ mà ông dựng nên trong thơ ca chưa bao giờ bị quật ngã. Nếu như những nhà thơ đương thời thoát tục lên tiên để tìm lấy sự giải thoát cho chính mình, thì ông lại chọn cách miêu tả chân thực, sống động những đều đã và đang diễn ra ngay trong cuộc sống thực tại. Thơ ông là một ví dụ điển hình cho câu nói “cuộc chơi với những con chữ tượng hình”. Còn đối với báo chí, sự táo bạo kết hợp văn phong hoạt náo cùng tài kể chuyện hấp dẫn đã trở thành một đặc điểm nhận dạng ấn tượng của ông. Mặc cho cuộc sống còn nhiều khó khăn, đau khổ, ông vẫn kiên định hát vang khúc ca về tình yêu thương, về sự hạnh phúc, bình yên của con người.
Tác phẩm
+ Tập thơ đầu – Premières poésies (thơ Việt và Pháp) (Hà Nội, 1934)
+ Đứa con hoang (tiểu thuyết) (Hà Nội, 1936)
+ Grandeurs et Servitudes de Nguyễn Văn Nguyên (tập truyện ngắn Việt Nam bằng Pháp văn) (Hà Nội, 1937)
+ Kẻ thù là Nhật Bản (luận đề chính trị) (Hà Nội, 1938)
+ Cái họa Nhật Bản (luận đề chính trị) (Hà Nội, 1938)
+ Đứng trước thảm kịch Việt Pháp – Devant le drame Franco Vietnamien (luận đề chính trị bằng Việt và Pháp văn) (Đà Lạt, 1947)
+ Hào quang Đức Phật (luận đề tôn giáo) (Đà Lạt, 1948)
+ Thi sĩ Kì Phong (tiểu thuyết) (1938)
+ Chiếc Bóng (tiểu thuyết) (Hà Nội, 1941)
+ Chiếc áo cưới màu hồng (tiểu thuyết) (Sài gòn, 1957)
+ Người yêu của hoàng thượng (tiểu thuyết) (Hà Nội, 1958)
+ Giây bí rợ (tiểu thuyết) (Sài gòn, 1957)
+ Hai thiêng liêng I (tiểu thuyết)
+ Hai thiêng liêng II (tiểu thuyết) (Sài gòn, 1957)
+ Hoang vu (thơ) (Sài gòn, 1962)
+ Mồ hôi nước mắt (tiểu thuyết) (Sài gòn, 1965)
+ Những đàn bà lừng danh trong lịch sử (biên khảo) (Sài gòn, 1970)
+ Tuấn, chàng trai nước Việt I
+ Tuấn, chàng trai nước Việt II (Sài gòn, 1970)
+ Văn thi sĩ tiền chiến (ký ức văn học) (Sàigòn, 1970)
+ Buồn muốn khóc lên (thơ) (1970)
+ Mình ơi (văn hóa tổng quát) (1970)
+ Thơ lên ruột (thơ trào phúng) (1971)
Nhận định, đánh giá
+ Nhà nghiên cứu, phê bình văn học Hoài Thanh – Hoài Chân: “Một bài như bài “Sương rơi” được rất nhiều người thích. Người ta thấy Nguyễn Vỹ đã sáng tạo ra một nhạc điệu riêng để diễn tả một cái gì đương rơi. Cái gì đó có thể là những giọt lệ…Nhưng “Sương rơi” còn có vẻ một bài văn. “Gửi Trương Tửu” mới thực là kiệt tác của Nguyễn Vỹ. Lời thơ thống thiết, uất ức, đủ dãi nỗi bi phẫn cho cả một hạng người.”
+ Tác giả Lam Giang: “Phê bình Nguyễn Vỹ, Hoài Thanh phát biểu một ý kiến võ đoán: “Nguyễn Vỹ chí lớn mà tài nhỏ nên hay lập dị, chứ thật sự ít có thành tích văn chương”. Tôi thiết tưởng cái công du nhập đầu tiên lối thơ nhạc vào thi đàn Việt Nam, giữa lúc rất nhiều người chỉ chăm lo đả kích Luật Đường, chứ chưa sáng tạo được một thể điệu gì mới, cũng đáng cho chúng ta nhìn tác giả với một nhãn quang nhiều thiện cảm hơn.”
+ Nhà văn Thiết Mai: “Nguyễn Vỹ đã nếm mùi tân khổ, gian lao…lại ở vào cảnh giao thời của hai thế hệ, trong tình trạng bi đát nhất của lịch sử nước nhà, nên Nguyễn Vỹ đã trở thành con người rắn rỏi, yếm thế…rồi đi đến tâm trạng căm hờn, biếm nhạo, khắt khe, chua chát…Nhưng lúc trở lại với bẩm tính vốn có, chúng ta thấy ông hiền dịu, đa tình, đa cảm, thiết tha với một đời sống êm đềm…”