Trần Bảo Định là một nhà văn nổi bật với những tác phẩm đậm chất miền quê Nam bộ. Hãy cùng Trạm văn học đi tìm hiểu về Tác giả Trần Bảo Định (cuộc đời, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định) nhé!
Tiểu sử
– Ông sinh năm 1944 tại xã An Vĩnh Ngãi, tỉnh Long An.
– Trước đây ông từng theo học tại trường Đại học Văn Khoa, Viện Đại học Đà Lạt.
– Các bút danh khác: Cao Thị Hoàng, Lê Kim Phượng.
Tác phẩm
+ Ông già Nam Bộ nhiều chuyện – Góc Khuất Dưới Chưn Đèn
+ Đất phương Nam ngày cũ (2018)
+ Bóng chiều quê – Nam Bộ tục hay nếp cũ (2018)
+ Mưa bình nguyên (2019)
+ Chơi thôi mà! (2019)
+ Phật Tính Dân Gian Nam Bộ
+ Lá rụng mùa – Mấy vấn đề về môi trường sinh thái Nam Bộ
+ Mùa hoa nắng – Tập truyện ngắn (2020)
+ Đọc Thơ Bạn (Thú thưởng ngoạn văn chương) (2020)
+ Thương những ngày…. (tập truyện) (2020)
+ Dấu Thời Gian – Khát Vọng Của Người Xưa (2022)
+ Già Ham Sách (Mơ Giấc Mơ Chữ Nghĩa) (2023)
+ Khói un chiều
+ Bông trái quê nhà
+ Kiếp ba khía
+ Dấu thời gian – Khát vọng của người xưa
+ Đời bọ hung
+ Chim phương Nam
+ Phận lìm kìm
+ Làng tôi
+ Vợ tôi
+ Thầy tôi
+ Mẹ, tiếng lòng
Phong cách sáng tác
– Những tác phẩm của ông mang đậm nét trữ tình, dân dã và gần gũi của người dân Nam Bộ. Dễ dàng tiếp cận tới độc giả từ những điều nhỏ bé nhất, những chi tiết tỉ mỉ nhất đã tạo nên sự hoàn thiện của văn thơ Trần Bảo Định. Ông lấy chính những điều gần gũi nhất trong cuộc sống để làm tư liệu cho các sáng tác của mình. Đọc văn ông, chúng ta thấy được những suy nghĩ, những trăn trở cũng như những khám phá bất ngờ của ông về cuộc sống. Cấu trúc đơn giản nhưng được chuyển hóa từ tình cảm sang ngôn ngữ. Khiến ngôn ngữ và cảm xúc hòa quyện vào nhau một cách tuyệt vời. Không chỉ vậy, ông còn có những nghiên cứu, tìm hiểu vô cùng chi tiết về những nhà cách mạng cho văn học miền Nam được thể hiện qua ngôn từ sắc bén, lí luận rõ ràng. Có thể nói văn học của Nguyễn Bảo Định chính là sự giao thoa giữa văn học cổ điển và văn học hiện đại. Ông luôn không ngừng tiếp thu và đổi mới văn học của bản thân. Những tác phẩm của ông được bạn đọc đón nhận tích cực cũng như được giới chuyên gia đánh giá cao.
Nhận định, đánh giá
+ “Nghiên cứu tập truyện Đất phương Nam ngày cũ của Trần Bảo Định từ lý thuyết phê bình sinh thái, bài viết trình bày sự thể hiện thiên nhiên trong mối quan hệ với tâm thức con người của tác giả. Đồng thời, thiên nhiên cũng là hình tượng nghệ thuật chứa đựng những thông điệp giàu ý nghĩa. Từ đó, bài viết chỉ ra quan niệm về thái độ, lối ứng xử của con người đối với không gian văn hóa đặc trưng của Nam bộ trong tập truyện ngắn này.”
+ Nhà văn Trương Văn Dân: “Từ vài năm nay, giới viết văn ở Thành phố Hồ Chí Minh hay gọi Trần Bảo Định là người kể chuyện Nam bộ, vì anh viết nhiều và hình như tác phẩm nào cũng đều đậm đà tình đất, tình người phương Nam.”
+ Biên tập NXB. VHVNTPHCM Bích Ngân: “… Tác giả sử dụng nhuần nhuyễn ngôn ngữ Nam Bộ một cách dân dã, hài hước, thú vị qua những sự đời, sự người, sự vật… với tính cách riêng, bằng vốn sống tích lũy và sự am hiểu sâu rộng của mình…”