Trần Hữu Thung là một tác giả luôn chịu khó lăn xả hết mình để tìm tòi, thu thập tư liệu viết nên những tác phẩm đầy tính thuyết phục và thực tế. Hãy cùng Trạm văn học tìm hiểu những thông tin về Tác giả Trần Hữu Thung (cuộc đời, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định) nhé!
Tiểu sử
– Sinh ngày 26 tháng 7 năm 1923 – Mất năm 1999.
– Quê quán: xã Diễn Minh, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
Sự nghiệp
– Năm 1944, tham gia Việt Minh. Từ đó ông bắt đầu sáng tác thơ ca hưởng ứng phong trào cách mạng.
– Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, ông là cán sự văn hóa, cán bộ tuyên truyền thuộc Liên khu IV.
– Sau này, ông là người phụ trách của Chi hội văn nghệ liên khu.
– Năm 1967, ông cùng những đồng chí khác cùng nhau thành lập Chi hội Văn nghệ Nghệ An.
– Nhiều năm ông đều giữ chức Hội trưởng (Chủ tịch Hội) của Hội Văn nghệ Nghệ Tĩnh.
– Năm 1985, ông nghỉ hưu và trở về quê nhà tại Diễn Châu, tỉnh Nghệ An tiếp tục công cuộc sáng tác.
Tác phẩm
– Thơ:
+ Việt Nam ly khúc (1944)
+ Cò trắng phát thanh
+ Nhớ sông Lô
+ Thăm lúa (1950)
+ Dặn con (1955)
+ Ngày thu ấy (1957)
+ Hai Tộ hò khoan (1961)
+ Chị Nguyễn Thị Minh Khai (1961)
+ Gió Nam (1962)
+ Đồng tháng Tám (1965)
+ Đất quê mình (1971)
+ Tiếng chim đồng (1975)
+ Mặt đường mặt đồng
+ Lời mách sáo
+ Anh vẫn hành quân (1983)
+ Sen quê Bác (1985)
+ Thơ vụn vặt (1996)
+ Ca dao về Bác Hồ (1998)
+ Lời của cây ,tập thơ
– Truyện, kí:
+ Hồi ức về săn bắn (1966)
+ Ký ức Vinh rực lửa (1969)
+ Tiếng hát ru (1970)
+ Ngày ấy bên sông Lam (kịch bản phim, 1980)
+ Ký ức đồng chiêm (kí, 1988)
+ Từ điển tiếng Nghệ
Giải thưởng
– Huy chương vàng, Giải thưởng thơ tại Liên hoan thanh niên thế giới năm 1953 với tác phẩm Thăm lúa.
– Giải khuyến khích Giải thưởng văn nghệ 1951 – 1952 về thơ cho tác phẩm Hai Tộ hò khoan.
– Giải nhì Giải thưởng văn nghệ 1954 – 1955 về thơ cho 2 tập Đồng tháng Tám và Dặn con.
Phong cách sáng tác
– Ông được mệnh danh là mang phong cách của một nhà thơ dân gian. Những tác phẩm của ông luôn vận dụng một cách khéo léo những nét văn hóa, nghệ thuật dân gian qua đó tôn vinh những vẻ đẹp đó, cũng như khiến cho nhiều người biết tới những nét đẹp đó của đất nước. Thơ của ông không gắn với những tư tưởng trữ tình thông thường, không mang cảm xúc vui buồn của con người vào trong thơ ca. Cảm xúc của ông thường là sự vui buồn cũng với những vấn đề, những tình hình chung của đất nước. Khi đất nước vui, cùng hòa chung niềm vui, khi đất nước đau thương thơ ca như cũng ca lên bài ca đau đớn từ tận sâu trong tâm hồn. Ông không những chỉ sáng tác thơ văn mà còn có những đề tài nghiên cứu về văn hóa địa phương, nổi bật nhất là quyển Từ điển tiếng Nghệ được ông dành rất nhiều tâm huyết để mang tới cho độc giả cả nước.
Nhận định, đánh giá
+ Nhà thơ Xuân Diệu: “Theo mình, trong lớp thi sĩ mới từ sau Cách mạng tháng Tám, Thung đã có chỗ hẳn hoi, duy nhất. Nên luôn cố gắng, chân tâm làm thi sĩ, Thung sẽ cống hiến được một cái gì đó cho thơ Việt Nam…”
+ Nhà thơ Bùi Hiển: “Nhà thơ nông dân”