Tác giả Trang Tử (Tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm, phong cách sáng tác, nhận định)

Là một trong những triết gia cổ đại nổi bật – Trang Tử đã trở thành một tên gọi quen thuộc đối với chúng ta. Hãy cùng Trạm Văn Học tìm hiểu về tác giả Trang Tử thông qua bài viết Tác giả Trang Tử (Tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm, phong cách sáng tác, nhận định) nhé!

Tiểu sử

Tác giả Trang Tử (Tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm, phong cách sáng tác, nhận định)

– Trang Tử (369 TCN – 286 TCN) có tên là Mông Lại, Mông Trang hay Mông Tẩu, tên thật là Trang Chu

– Ông là một triết gia, tác giả Đạo Giáo người Trung Quốc.

– Ông sống vào thời Chiến Quốc, thời kỳ đỉnh cao của các tư tưởng triết học Trung Hoa với Bách Gia Chư Tử.

– Trang Tử là một trong những nhà tư tưởng đặc biệt vào loại hạng nhất thời ấy, rất giỏi kể chuyện, có sức tưởng tượng vô cùng phong phú.

– Theo sử gia Tư Mã Thiên viết về Trang Tử khá vắn tắt: “Trang tử, người đất Mông, tên Chu, làm quan lại ở Vườn Sơn (Tất Viên)” sau đó sống ẩn dật cho đến cuối đời

Sự nghiệp

– Tương truyền rằng, khi Trang Tử đến ở ẩn nơi chân núi Nam Hoa, ông đem hết tinh hoa của Đạo giáo của Lão Tử viết thành bộ sách, lấy tên núi Nam Hoa mà đặt, gọi là Nam Hoa kinh, đời sau người ta gọi là “sách Trang Tử”.

Tác phẩm

– Nam Hoa Kinh (gồm 3 phần):

+ Nội thiên – bao gồm 7 thiên: Tiêu dao du, Tề vật luận, Dưỡng sinh chủ, Nhân gian thế, Đức sung phù, Đại tôn sư, Ứng đế vương.

+ Ngoại thiên – bao gồm 15 thiên: Biền mẫu, Mã đề, Khứ cự, Tại hựu, Thiên địa, Thiên đạo, Thiên vận, Khắc ý, Thiện tính, Thu thủy, Chí lạc, Đạt sinh, Sơn mộc, Điền tử phương, Tri bắc du.

+ Tạp thiên – bao gồm 11 thiên: Canh tang sở, Từ vô quỷ, Tắc dương, Ngoại vật, Ngụ ngôn, Nhượng vương, Đạo chích, Thuyết kiếm, Ngư phủ, Liệt ngự khấu, Thiên hạ.

Phong cách sáng tác

– Trang Tử chính là một tư tưởng đạo giáo mới mẻ thổi một làn gió mới vào hệ thống văn học cứng nhắc của Trung Quốc. Có thể nói rằng, những tác phẩm của ông đã mở ra một thời đại mới cho nhận thức cũng như suy nghĩ của con người. Không ai có thể phủ nhận được những giá trị mà tư tưởng Trang Tử mang lại cho thời đại. Tác phẩm của ông cho tới ngày nay vẫn còn vẹn nguyên giá trị. Còn đối với những chuyên gia, những nhà nghiên cứu thì đây quả là một kho tàng vô giá.

Nhận định, đánh giá

– Tư Mã Thiên: Sách ông viết có hơn mười vạn chữ, đại để đều là ngụ ngôn. Văn ông viết khéo, lời lẽ thứ lớp, chỉ việt tả tài tình để bài bác bọn Nho – Mặc. Đương thời những bậc túc học cũng không sao cãi để gỡ lấy mình cho nổi. Lời văn phóng túng mênh mông, cầu lấy sự ý thích của mình mà thôi. Cho nên các bậc vương công không ai biết nổi ông là người thế nào” Thanh Hán đời Tống lại cho rằng: “Cần lấy Trang Tử mà giải Trang Tử, tuyệt không tin vào ai, mà dưới cũng không bắt ai theo Trang Tử”. Đời Thanh, Lâm Tây Trọng quan niệm: “Cần lấy Trang Tử để giải thích Trang Tử, nhưng phải hiểu được cả sở trường Nho – Phật – Đạo mới nên đọc sách này”

– Thanh Hán đời Tống: “Cần lấy Trang Tử mà giải Trang Tử, tuyệt không tin vào ai, mà dưới cũng không bắt ai theo Trang Tử”

– Lâm Tây Trọng đời Thanh: “Cần lấy Trang Tử để giải thích Trang Tử, nhưng phải hiểu được cả sở trường Nho – Phật – Đạo mới nên đọc sách này”