Tìm hiểu tác giả Tú Xương – một nhà thi sĩ lớn của nền văn học Việt Nam về cuộc đời, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định.
Tiểu sử
– Trần Tế Xương sinh ra ng sinh ngày 10-8-1871 tại làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, Nam Ðịnh và mất ngày 20-1-1907 ở làng Ðịa Tứ cùng huyện.
– Tên thật là Trần Duy Uyên, quen gọi là Tú Xương, tự là Mặc Trai, hiệu là Mộng Tích, đến khi thi Hương mới lấy tên là Trần Tế Xương.
– Học vấn: Ông được đi học sớm và cũng nổi tiếng là thông minh. Song cuộc đời Tú Xương lận đận về thi cử. Tám khoa đều hỏng nên dấu ấn thi rớt in đậm nét trong tiềm thức Tú Xương đó là các khoa: Bính Tuất (1886); Mậu Tý (1888); Tân Mão (1891); Giáp Ngọ (1894); Đinh Dậu (1897); Canh Tý (1900); Quý Mão (1903) và Bính Ngọ (1906). Sau 3 lần hỏng thi, mãi đến lần thứ tư của khoa Giáp Ngọ (1894) ông mới đậu tú tài, nhưng cũng chỉ là tú tài thiên thủ (lấy thêm), sau đó không sao lên nổi cử nhân, mặc dù đã khá kiên trì theo đuổi, Khoa Quý Mão (1903) Trần Tế Xương đổi tên thành Trần Cao Xương tưởng rằng bớt đen đủi, nhưng rồi hỏng vẫn hoàn hỏng.
– Gia đình: Vợ là bà Phạm Thị Mẫn, hai người có với nhau tám người con, sáu trai và hai gái,
Sự nghiệp
– Cuộc đời của Trần Tế Xương là cuộc đời của một nghệ sĩ, nhưng trước hết là một trí thức phong kiến.
– Việc hỏng thi và cảnh nghèo của gia đình là nguồn đề tài phong phú trong sáng tác của Tú Xương.
Tác phẩm
– Anh kiệt chơi hoang (Giễu bạn)
– Áo bông che bạn
– Ba cái lăng nhăng
– Bác cử Nhu
– Bảo người bán sực tắc
– Bắt được đồng tiền
– Cái nhớ
– Cảm hoài
– Cảm hứng
– Cảm Tết (Tết đến)
– Cảnh Tết nhà cô đầu
– Câu đối Tết: Không dưng xuân – Có nhẽ trời, Nực cười thay – Thôi cũng được, Thiên hạ xác rồi – Nhân tình trắng thế, Vui xuân – Người học, Xuân về chớ để xuân đi – Năm mới khác gì năm cũ.
– Câu đối than thân: Ngoài ba mươi – Sao được như, Nợ có chết ai đâu – Trời để sống ta mãi, Trúc báo bình an – Cò nhiều văn tự..
– Chú Mán
– Chữ nho
– Chừa…
– Chửi cậu ấm
– Con buôn
– Cô hầu trách quan lớn
– Đạo đức giả
– Đau mắt
– Đất Vị Hoàng
– Đề ảnh
– Để vợ chơi nhăng
– Đêm buồn
– Đêm dài
– Gái buôn (I)
– Gái buôn (II)
– Gái goá nhà giàu
– Gần Tết than việc nhà
– Già chơi trống bỏi
– Giễu người thi đỗ
– Giễu ông Đồ Bốn ở phố Hàng Sắt
– Hát cô đầu
– Hễ mai tớ hỏng
– Hoá ra dưa
– Học trò ngủ cạnh thầy
– Hỏi đùa mình
– Hỏi mình
– Hỏi ông trăng
– Hỏi ông trời
– Hỏng thi khoa Quí Mão (1903)
– Một nén tâm hương
– Mùa nực mặc áo bông
– Mưa tháng bảy
– Mừng chú làm nhà
– Ông cò
– Ông cử Ba
– Ông cử thứ năm
– Ông Hàn
– Ông Hàn bị vợ doạ bỏ
– Ông lão
– Ông tiến sĩ mới
– Than thân
– Than thân chưa đạt
– Thành pháo
– Thăm bạn nghèo
– Thói đời
– Thương vợ
– Vay sư không được
– Văn tế sống vợ
– Vị Hoàng hoài cổ
– Vì tiền Thói đời
– Viếng bạn
– Vịnh cô Cáy chợ Rồng
– Vợ chồng Ngâu
…
Phong cách sáng tác
– Bức tranh hiện thực trong thơ Tế Xương là một bức tranh xám xịt, là nét hài hòa giữ yếu tố hiện thực, trào phúng và trữ tình khắc họa màu sắc đen tối của xã hội hiện thực thối nát, nửa thực dân – nửa phong kiến.
– Giọng văn châm biếm, kích tướng những bọn thực dân phong kiến, bọn quan lại bán nước làm tay sai cho kẻ địch, những kẻ bsan rẻ lương tâm mình để chạy theo tiền bạc.
– Đồng thời phong cách thơ của ông còn bày tỏ tình yêu đối với sự hi sinh cao cảm, cảm thông, chịu thương chịu khó của vợ để chăm lo cho gia đình.
Nhận định, đánh giá
– “Trong đó con người nhà thơ của Tú Xương cũng hiện lên rất rõ, từ dáng vẻ đến tâm hồn, từ cá tính đến tâm sự, cả nỗi đau đến vẻ đẹp, vừa rất riêng, vừa tiêu biểu cho cả một lớp người, một loại tâm trạng…”
– Nguyễn Tuân biểu dương Tú Xương là: “một người thơ, một nhà thơ vốn nhiều công đức trong cuộc trường kỳ xây dựng tiếng nói văn học của dân tộc Việt Nam”.
– Nguyễn Công Hoan suy tôn Tú Xương là bậc thần thơ thánh chữ.
– Tản Đà khi còn sống “trong những thi sĩ tiền bối, phục nhất Tú Xương” (Xuân Diệu kể vậy)