Tác giả Võ Quảng được biết đến là cây bút xuất sắc chuyên viết về văn học thếu nhi của diễn đàn văn học Việt Nam, các tác phẩm mà ông để lại đã thu hút được số lượng lớn người đọc vì văn phong bay bổng, sáng tạo, độc đáo. Bài viết Tác giả Võ Quảng dưới đây sẽ giúp các bạn cập nhật được thêm những thông tin chi tiết về tác giả Võ Quảng (cuộc đời, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định) nhé!
Tiểu sử
– Tác giả Võ Quảng sinh ngày 1 tháng 3 năm 1920 – Mất ngày 15 tháng 6 năm 2007
– Sinh ra tại xã Đại Hòa, Đại Lộc, Quảng Nam. Ông sống và làm việc chủ yếu ở Tỉnh Vĩnh Phúc
Sự nghiệp
– Năm 1935, trong khi đang theo học Tú tài ở Quốc học Huế, ông tham gia tổ chức Thanh niên Dân chủ ở Huế.
– Năm 1939, làm tổ trưởng tổ Thanh niên Phản đế ở Huế
– Tháng 9 năm 1941, ông bị chính quyền Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ, sau đó bị đưa đi quản thúc vô thời hạn ở quê nhà
– Sau khi Cách mạng tháng Tám 1945 nổ ra, ông được chính quyền Việt Minh cử làm ủy viên Tư pháp thành phố Đà Nẵng. Khi quân Pháp tái chiếm Nam Bộ ,ông giữ chức vụ Phó chủ tịch Ủy ban Hành chính kháng chiến thành phố Đà Nẵng
– Từ năm 1947 đến năm 1954, làm Hội thẩm chính trị (tức là Phó Chánh án) tòa án quân sự miền Nam Việt Nam.
– Sau khi tập kết ra Bắc, ông giữ chức vụ Ủy viên Ban nhi đồng Trung ương, phụ trách văn học cho thiếu nhi. Ông là một trong những người tham gia sáng lập và từng giữ chức Giám đốc Nxb Kim Đồng. Sau đó, ông được cử làm Giám đốc Xưởng phim hoạt hình Việt Nam.
– Năm 1965, Ông trở thành Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam
– Năm 1968, ông về công tác tại Bộ Văn hóa.
– Đến năm 1971, Võ Quảng chuyển về Hội nhà văn Việt Nam, được phân công làm chủ tịch Hội đồng Văn học Thiếu nhi Hội Nhà văn Việt Nam và giữ chức vụ này đến khi về hưu.
Tác phẩm
– Thơ
+ Nắng sớm (thơ, 1965)
+ Anh Đom đóm (thơ, 1970)
+ Măng tre (thơ, lô lô lô)
+ Gà mái hoa (thơ 1957)
+ Quả đỏ (thơ 1980)
+ Ánh nắng sớm (thơ 1993)
– Truyện, kí:
+ Tảng sáng 1976
+ Cái thăng truyện 1961
+ Chỗ cây đa làng 1964
+ Cái Mai 1967
+ Những chiếc áo ấm 1970
+ Quê nội 1974
+ Bài học tốt 1975
+ Vượn hú 1993
+ Kinh tuyến, vĩ tuyến 1995
+ Sơn Tinh Thủy Tinh, Con 2 (kịch bản phim hoạt hình).
+ Vượt thác (trích từ chương XI của truyện Quê nội)
Giải thưởng
– Năm 2007, ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật
Phong cách sáng tác
– Các tác phẩm của nhà văn Võ Quảng thường hướng đến những câu chuyện dành cho thiếu nhi, thế nên trong thơ, truyện, kí đều mang màu sắc sinh động, phong phú, xây dựng nhân vật, tình huống hấp dẫn, ngôn từ phù hợp, giản đơn, dễ hiểu và hơn hết những tác phẩm ấy đều tràn đầy bài học, ý nghĩa nhân văn. Với tình yêu thương, mong mỏi trẻ thơ lớn lên phát triển tâm lí theo chiều hướng tích cực, rung cảm với sự vật xung quanh và hình thành thế giới quan của riêng mình, nhà văn sử dụng kết cấu ngắn gọn kết hợp với nhạc điệu trong sáng, tươi vui, rất phù hợp với tâm hồn giàu cảm xúc, ưa hoạt động của trẻ, miêu tả cảnh vật thiên nhiên chân thật qua con mắt giàu cảm xúc, thơ mộng cùng với kiến thức hiểu biết, trích từ sự trải nghiệm của chính mình.
Nhận định, đánh giá
– Nhà văn Đoàn Giỏi : “Đọc Võ Quảng không thấy giống một tác giả nào khác”
– Nhà văn Vũ Tú Nam: “Nhịp điệu và âm sắc trong thơ, văn Võ Quảng là tiếng vang trong trẻo của tâm hồn anh. Một cái gì đó vừa trầm ấm, đôn hậu, vừa ngộ nghĩnh, vui tươi, rất gần với bạn đọc thiếu nhi”
– Nhà văn Hà Ân: “Trong số những người viết cho các em, Võ Quảng là người dành hết tâm hồn, hết sức lực, có nghĩa là toàn vẹn cho sự nghiệp ấy”
– GS. Phong Lê: “Trong vườn văn học viết cho thiếu nhi Việt Nam từ sau 1945, tôi chưa thấy có ai, cuốn sách nào viết hay và sinh động, tha thiết đến thế về cuộc đổi đời vĩ đại đã diễn ra vào tháng Tám năm 1945 của dân tộc Việt Nam như trong bộ sách “Quê nội” của Võ Quảng”.