Vũ Quốc Trân được tương truyền chính là tác giả của tác phẩm truyện thơ Nôm nổi tiếng “Bích Câu kỳ ngộ”. Hãy cùng Trạm Văn Học tìm hiểu về Tác giả Vũ Quốc Trân (cuộc đời, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định) nhé!
Tiểu sử
– Không rõ năm sinh năm mất thế nhưng biết được rằng ông sống ở thế kỉ 19.
– Quê quán: làng Đan Loan, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
– Nhưng ông lại sinh sống tại phường Đại Lợi (thuộc phố Hàng Đào, thành phố Hà Nội).
– Ông thi đỗ mấy khoa tú tài nên được mệnh danh là “Ông Mền Đại Lợi”.
– Ông được cho là tác giả của tác phẩm truyện thơ Nôm nổi tiếng “Bích Câu kỳ ngộ”.
– Ông từng làm thầy đồ dạy học tại nhà, trong đó có một số học trò của ông đã thành đạt và có được những chức danh cao trong triều.
Tác phẩm
– Truyện thơ Nôm Bích Câu kỳ ngộ (678 câu thơ lục bát).
– Nhan đề: “Bích Câu kỳ ngộ” có nghĩa là một cuộc gặp gỡ kì lạ tại Bích Câu ( Bích Câu là một địa danh tại thành Thăng Long).
– Tác phẩm được lấy cảm hứng từ một câu truyện truyền kì dưới thời Hồng Đức nhà Lê (tức thời vua Lê Thánh Tông).
– Tác phẩm có thể được chia thành bốn hồi, với nội dung mỗi hồi như sau:
+ Hồi I: Cậu học trò nghèo Tú Uyên vô tình gặp gỡ được nàng Giáng Kiều trong một lần đi du xuân, sau khi về nhà chàng ngày nhớ đêm mong dẫn đến sinh bệnh.
+ Hồi II: Sau những ngày tháng nhung nhớ, cuối cùng Tú Uyên cũng được kết duyên với Giáng Kiều thông qua sự giúp đỡ của một vị thần xuất hiện trong giấc mộng.
+ Hồi III: Sau khi sống hạnh phúc bên nhau, Tú Uyên đâm ra rượu chè. Giáng Kiều khuyên ngăn không được nên giận Tú Uyên bỏ nhà ra đi. Khi thấy Tú Uyên đã hối lỗi định quyên sinh thì Giáng Kiều đã tha lỗi và trở về bên Tú Uyên.
+ Hồi IV: Sau này hai người có với nhau một người con trai tên là Chân Nhi. Tú Uyên cũng học phép tiên theo lời của vợ. Sau này, Chân Nhi ở lại cõi trần còn Tú Uyên và Giáng Kiều cùng nhau cưỡi hạc lên cõi tiên.
– Bích Câu kỳ ngộ tuy là một câu chuyện tình yêu nhưng lại mang trong đó những chi tiết kì ảo, đầy màu sắc mộng ảo, không có thực. Qua tác phẩm trên, nhà văn cũng đã nêu nên những vấn đề của xã hội đương thời, cũng như thể hiện rõ nét quan niệm nhân sinh muốn thoát li ra khỏi t
ế giới thực tại. Không những vậy, tác phẩm còn mang màu sắc tôn giáo đậm nét khi con người mong muốn thoát li khỏi tư tưởng Nho giáo để đến với Đạo giáo và Phật giáo.
Phong cách sáng tác
– Những tác phẩm của ông là một bản hòa tấu hoàn hảo của văn học dân gian. Không chỉ mang âm hưởng văn hóa dân gian rõ nét thông qua những hành động của các nhân vật trong truyện, ông còn vận dụng trong đó những chất liệu văn học dân gian quen thuộc như lục bát, điển tích, điển cố,… Ngôn ngữ dân dã, trong sáng phù hợp với nhiều đối tượng độc giả. Không những vậy, nhạc điệu trong tác phẩm còn là một điểm sáng mà ít tác giả nào theo kịp.
Nhận định, đánh giá
+ “Về hình thức, Bích Câu kỳ ngộ là câu chuyện thuần túy Việt Nam, với những tên đất, tên người Việt Nam. Nhờ đó, âm hưởng dân tộc của truyện khá đậm nét. Hơn nữa, tác phẩm còn đạt tới một bút pháp nghệ thuật tinh vi: kết hợp tả cảnh với tả tình (có những chỗ còn táo bạo trình bày cả quan hệ nhục cảm) và khắc họa thành công tâm trạng nhân vật…Đặc biệt, ngôn ngữ truyện trong sáng, giàu hình ảnh và nhạc điệu do biết vận dụng tục ngữ, ca dao và nhất là tiếp thu những thành tựu của ngôn ngữ Truyện Kiều.”