Tác giả Vũ Trinh (Tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm, phong cách sáng tác, nhận định)

Tác giả Vũ Trinh là một nhà nho gia uyên bác. Với kiến thức phong phú, kinh nghiệm sống đa dạng và tài năng sáng tạo, ông đã để lại cho đời vô số các tác phẩm hay tràn đầy ý nghĩa nhân văn cao quý. Cùng với Trạm văn học tham khảo bài viết về Tác giả Vũ Trinh (Tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm, phong cách sáng tác, nhận định) nhé!

Tiểu sử

– Vũ trinh (1759 – 1828), tự Duy Chu, hiệu Huệ Văn tiên sinh hay Lai Sơn, Nguyên Hanh, Lan Trì Ngư Giả.

– Người thôn Thọ Diên, làng Xuân Lan, huyện Lương Tài, trấn Kinh Bắc( nay thuộc thôn Ngọc Quan, xã Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh)

– Xuất thân trong một dòng dõi khoa bảng:

+ Ông nội là Vũ Miên đậu Hội nguyên Tiến sĩ thời Lê – Trịnh, làm quan đến chức Nhập thị hành Tham tụng (quyền Tể tướng), khi mất được truy tặng chức Binh bộ Thượng thư

+ Cha của Vũ Trinh là Vũ Chiêu thi đậu Hương giải, làm quan trải giữ các chức Phó Hiến sát sứ Sơn Nam, Tham nghị Hải Dương, rồi được tiến triều làm quan đến chức Đặc tiến Kim tử Vinh lộc Đại phu, Hàn lâm viện Thị chế, Tham đồng, Đề lĩnh Tứ thành quân vụ, Sơn Nam đạo Thừa chính sứ

– Thửa nhỏ Vũ Trinh nổi tiếng là một thần đồng, sách nhìn qua một lượt là đọc được, có tài làm thơ hay.

– Năm 17 tuổi, Vũ Trinh đỗ thủ khoa khoa thi Hương tiến (Giải nguyên), được bổ nhiệm làm Quốc Oai Tri phủ.

– Ông có thi Hội và đậu Tam trường.

– Vợ ông là Nguyễn Thị Diên, con gái Nguyễn Khản (anh Nguyễn Du), ngụ tại phường Bích Câu, Thăng Long. Là cháu rể Nguyễn Du nhưng nhiều hơn bảy tuổi, nên hai ông có giao tình với nhau.

Sự nghiệp

– Đến cuối năm 1788, nhờ quân Thanh (Trung Quốc) vua Lê Chiêu Thống về lại Thăng Long, Vũ Trinh được mời giữ chức Tham tri Chính sự (Phó Tể tướng) kiêm Lại bộ hữu Thị lang, kiêm Hình bộ hữu Thị lang.

– Đầu năm 1789, vua nhà Tây Sơn là Quang Trung đem đại binh ra Bắc đánh tan quân đội nhà Thanh. Vua Lê Chiêu Thống lại phải chạy sang nhà Thanh cầu viện. Không thể theo được, Vũ Trinh trở về ẩn thân tại Hồ Sơn. Tại đây, ông dạy học và viết nên tập truyện truyền kỳ Lan Trì kiến văn lục.

– Năm 1796, Vũ Trinh cùng với Ngô Thì Nhậm, Ngô Thì Hoàng, Phan Huy Ích, Nguyễn Đăng Sở, Nguyễn Đàm lập ra Thiền viện Trúc Lâm ở phố Bích Câu, bàn luận về Thiền phái Trúc Lâm.

– Năm 1802, sau khi nhà Tây Sơn bị đánh đổ, Vũ Trinh được Gia Long mời ra tham chính, nhận chức Thị trung học sĩ (chánh Tam phẩm) tại triều (Phú Xuân, tức Huế ngày nay)

– Năm 1807, Vũ Trinh được cử đi làm Giám thí (Phó chủ khảo) ở trường thi Sơn Tây. Cũng năm này, ông làm Chánh sứ sang Yên Kinh ( tức Bắc Kinh).

– Năm 1809, ông được cử làm Chánh sứ đi Yên Kinh mừng Gia Khánh thượng thọ ngũ tuần.

– Tháng 12 năm 1811, Vũ Trinh nhậm mệnh biên soạn Phàm lệ soạn sử nói về các thể lệ làm sử

– Năm 1813, ông được cử đi làm Giám thí trường thi Quảng Đức. Cũng trong năm này, ông được thăng Hình bộ hữu Tham tri (tòng Nhị phẩm).

– Năm 1816, Nguyễn Văn Thuyên bị vu oan bởi một bài thơ. Vũ Trinh là một đại quan ở bộ Hình lại là thầy của Thuyên nên có ý bênh vực, song Thuyên vẫn không khỏi tội, ông bị đoạt hết phẩm hàm và bị đưa đến phố Hội An (Quảng Nam) để an trí, tại đây ông giảng dạy để tự túc, người theo học rất đông, có hơn 10 học trò thi đậu.

Tác phẩm

– Lan Trì kiến văn lục, gồm 45 truyện ngắn Văn dĩ tải đạo viết bằng chữ Hán theo mạch truyện truyền kỳ.

– Cung oán thi tập (tập thơ viết về nỗi sầu muộn của người cung nữ bị giam cầm tuổi xuân trong cung cấm).

– Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh – Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Sở, Vũ Trinh…hợp soạn.

– Ngô tộc truy viễn đàn phả – Trần Danh Án, Phạm Giáp Thiên, Vũ Huy Tấn, Vũ Trinh…hợp soạn.

– Phàm lệ soạn sử, là cơ sở của sự thành lập Quốc sử quán triều Nguyễn.

– Sứ Yên thi tập (tập thơ chữ Hán viết về đi sứ Yên Kinh).

– Hoàng Việt luật lệ – Nguyễn Văn Thành, Vũ Trinh, Trần Hựu hợp soạn; tác phẩm dựa trên cơ sở chủ yếu là

– Đại Thanh luật lệ, với những yếu tố chỉnh sửa, cập nhật cho phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam thời Nguyễn.

– Vũ Trinh còn là soạn giả các vở Chèo Công chúa Lạc Xương, Lưu Bình – Dương Lễ, Chu Mãi Thần, Hán Sở… và có soạn một số bài bi ký.

Phong cách sáng tác 

Vũ Trinh là người theo Nho học, học thức uyên bác, sính văn chương nên những câu văn của ông toát lên một dáng vẻ tươi đẹp, đặc biệt. Khắc họa được bức tranh về những mối quan hệ, ứng xử, hành động mang ý nghĩa nhân văn, truyền thống. Có truyện của ông là người thực việc thực, pha thêm chút ly kỳ, nửa hư nửa thực, mang màu sắc huyền thoại nhưng lại toát lên ý nghĩa biểu dương hay phê phán, phản ánh thể hiện triết lý dân gian về cái thiện và cái ác. Nhưng cũng có những câu chuyện sáng tạo với vẻ bề ngoài là cái vỏ huyền thoại, siêu thực nhưng lại mang ý nghĩa khái quát về một lẽ sống đầy tình nghĩa, ơn đền oán trả. Thế nên với tuổi đời trải nghiệm các câu chuyện, nhận thức cùng lối suy nghĩ sâu sắc bén nhọt, các tác phẩm của nhà văn Vũ Trinh đem tới cho đọc giả một cái nhìn, cái cảm ở mọi góc độ, cảm xúc, bài học ý nghĩa nhân văn, cao cả.

Nhận định, đánh giá

PGS. Vũ Duy Mền: Phải chăng ông muốn làm như Lã Vọng”câu thời; câu thế” mong gặp được chân chúa thánh minh để thi thố tài năng cứu vãn thời thế.

Đại Nam liệt truyện viết: Vũ Trinh học vấn sâu rộng, văn chương điển lệ. Thời Gia Long mới lập, các chiếu sách văn từ hầu hết do một mình Vũ Trinh làm. Tác phẩm của Vũ Trinh có tập thơ “Sứ Yên”, tập thơ ” Cung oán” và tập “Kiến văn lục” lưu hành ở đời.

Ngô Thì Hoàng của Ngô gia văn phái: Vũ Trinh sẵn ôm tài chí kinh bang tế thế, song gặp thời ngang trái, mới lẫn tăm hơi chốn lều tranh…Vũ Trinh là người có học vấn uẩn súc…

Trần Danh Lưu: Thầy học vấn uyên bác, tầm nhìn bao la. Tử, Sử, Bách gia không loại sách nào không đọc. Từ sau khi đổi đời, thầy náu mình chốn điền viên, thỉnh thoảng cũng đùa chơi với ngọn bút, nghiên mực, ghi những điều nghe được, thấy được thành sách…Bởi văn chương của thầy, xuất thì thành long phượng trên hồ, xử thì thành dáng núi trời thu, lưu hành khắp nơi khắp chốn.