Tác giả Y Phương (cuộc đời, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định)

Là một nhà văn, nhà thơ nổi tiếng với những bài thơ in đậm màu sắc, bản sắc văn hóa dân tộc, Y Phương đã trở thành một cái tên quen thuộc đối với các bạn đọc yêu thơ. Hãy cùng Trạm văn học tìm hiểu những thông tin về Tác giả Y Phương (cuộc đời, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định) nhé!

Tiểu sử

Tác giả Y Phương (cuộc đời, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định)

– Tên thật: Hứa Vĩnh Sước.

– Sinh ngày 24 tháng 12 năm 1948 – Mất ngày 9 tháng 2 năm 2022.

– Quê quán: làng Hiếu Lễ, xã Lăng Hiếu, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.

– Dân tộc: Tày

– Gia đình: Một gia đình có tiếng trong làng khi cha ông làm thầy tào cứu chữa cho mọi người.

– Học vấn:

+ Trường Điện ảnh Việt Nam (nay là trường Đại học Sân khấu và Điện Ảnh Hà Nội).

+ Trường Viết văn Nguyễn Du.

Sự nghiệp

– Năm 1973, có những bài thơ đầu tiên được đăng trên báo là “Bếp nhà trời” và “Dáng một con sông”.

– Năm 1968, ông nhập ngũ và phục vụ cho quân đội.

– Năm 1981, ông chuyển về công tác tại Sở Văn Hoá – Thông tin Cao Bằng.

– Từ năm 1976 tới năm 1979, ông theo học tại Trường Điện Ảnh Việt Nam.

– Từ năm 1982 tới năm 1986 (khóa II), theo học tại trường Viết văn Nguyễn Du.

– Năm 1986, ông trở về công tác tại Sở Văn hóa – Thông tin Cao Bằng.

– Từ năm 1991, ông đảm nhận chức vụ Phó giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin.

– Từ năm 1993 đến năm 2008, ông là Chủ tịch Hội văn học Nghệ thuật Cao Bằng, Uỷ viên Ban Chấp hành và Trưởng ban kiểm tra Hội Nhà văn Việt Nam khóa VI.

Tác phẩm

+ Người của núi” (tập kịch, 1982)

+ Tháng Giêng – tháng Giêng một vòng dao quắm (tản văn, 2009)

+ Kungfu người Co Xàu (tản văn, 2010)

+ Nói với con (tập thơ, 1980)

+ Người núi Hoa (tập thơ, 1982)

+ Tiếng hát tháng giêng (tập thơ, 1986)

+ Lửa hồng một góc (tập thơ, 1987)

+ Lời chúc (tập thơ, 1991)

+ Đàn then (tập thơ, 1996)

+ Thơ Y Phương (tập thơ, 2002)

+ Thất tàng lồm (Ngược gió, tập thơ song ngữ, 2006)

+ Hoa quả chuông (Bjooc ăn lình, tập thơ song ngữ)

+ Chín tháng (trường ca)

+ Đò trăng (trường ca)

+ Vũ khúc Tày (tập thơ song ngữ, 2015)

Giải thưởng

+ Giải A cuộc thi thơ tạp chí Văn nghệ Quân đội (1984)

+ Giải A của Hội Nhà văn Việt Nam (1987) với tập thơ Tiếng hát tháng giêng

+ Giải A của Hội đồng Văn học dân tộc – Hội Nhà văn Việt Nam với tập thơ Lời chúc

+ Giải B của Ủy ban Toàn quốc liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam với tập trường ca Chín tháng (2001)

+ Giải B của Bộ Quốc phòng với trường ca Chín tháng (2001)

+ Giải thưởng Nhà nước về Văn học – Nghệ thuật năm 2007

+ Giải thưởng Hội văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam năm 2011 cho tản văn “Kungfu người Co Xàu”

+ Bằng khen của Hội Nhà văn Việt Nam cho “Tháng Giêng – tháng Giêng một vòng dao quắm” (năm 2010)

Phong cách sáng tác

– Những tác phẩm của ông thường lấy đề tài chủ yếu về con người và những tập tục, nếp sống của vùng quê Tây Bắc đầy thân thương quen thuộc. Cuộc sống trong thơ gắn liền với cuộc sống đời thực của ông, khiến cho cả hai đồng điệu một cách lạ thường. Những nét văn hóa, truyền thống của dân tộc đã được ông gửi gắm vào thơ ca để giừ gìn, để bảo tồn những giá trị ấy tới ngàn đời. Thơ văn đối với ông giống như một thú vui với chữ nghĩa, để ông có thể thỏa sức mình sáng tạo trong đó. Có lẽ, bởi vậy nên độc giả cảm nhận được rất rõ sự gần gũi của tác phẩm đối với cuộc sống đời thường của mình. Những tư liệu trong tác phẩm của ông đều là những điều mà ông đã thựcsự trải qua, đã thực sự cảm nhận, cũng như từ những kinh nghiệm mà ông tích lũy được trong cuộc sống. Sau này, khi đã trải qua nhiều thăng trầm của cuộc đời, văn phong của ông trở nên sâu lắng và đa chiều hơn. Các tác phẩm của ông được đông đảo độc giả đón nhận và yêu quý, không chỉ vậy đó còn là tài liệu nghiên cứu quan trọng cho các nhà phê bình trong và ngoài nước.

Nhận định, đánh giá

+ Nhà thơ Y Phương: “Cuộc đời tôi sống và viết như tờ giấy, có thể nhàu nát và rách nhưng không mất lề. Văn chương là một việc làm trả ơn những người sinh thành và nuôi dưỡng mình”.

+ Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: “Không phải ông rời khỏi chúng ta mà ông đang hòa vào chúng ta, hòa vào đời sống, hòa vào những làm mưa ấm và chồi lộc cùng hoa thơm của những ngày tháng Giêng mà ông đã từng ngợi ca bằng những câu thơ đẹp và trang trọng của mình…”

+ “Y Phương đã ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình”.

+ “Y Phương của đời thường và Y Phương trong thơ là một. Bạn đọc tìm thấy ở thơ anh một tiếng nói chung, ấy là sự đồng lòng, đồng cảm”.

+ Thơ Y Phương “cũng như rượu ngon, thơ ông càng để lâu càng ngấm thời gian, có điều kiện để ông thanh lọc những tạp chất, trở nên tinh khiết – cái tĩnh lặng luôn luôn là môi trường của ý tưởng sâu sắc”

+ “Những làn điệu dân ca đa dạng và phong phú ở Trùng Khánh là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn Y Phương để rồi sau này thơ anh có sức ngân vang và bay xa”. Có thể nói Y Phương là “một nhà thơ chung thủy với quê hương”.