Hướng dẫn tìm hiểu Tác phẩm Dọc đường xứ Nghệ Ngữ Văn 7 Cánh Diều về hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt, nội dung, nghệ thuật, sơ đồ tư duy.
1. Tác giả Bùi Sơn Tùng
– Tìm hiểu tác giả Bùi Sơn Tùng
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
– Đoạn trích “Dọc đường xứ Nghệ” trích từ cuốn tiểu thuyết lịch sử Búp sen xanh
– Búp sen xanh là cuốn tiểu thuyết lịch sử viết về cuộc đời chủ tịch Hồ Chí Minh từ thời thơ ấu cho đến khi trưởng thành.
3. Bố cục
Chia văn bản thành 4 đoạn
– Đoạn 1: Từ đầu đến “nộp mình cho giặc”: Ông Phó bảng giải thích cho hai con nghe về đền thờ Thục Phán An Dương Vương và câu chuyện tình sử của Mỵ Châu – Trọng Thủy
– Đoạn 2: Tiếp đó đến “khát vọng quê hương”: Ông Phó bảng giải thích cho hai con nghe về hòn Hai Vai.
– Đoạn 3: Tiếp đó đến “có chức trọng quyền cao đó, con ạ”: ”: Ông Phó bảng giải thích cho hai con nghe về đền Quả Sơn
– Đoạn 4: Con lại: Những suy tư chăn chở của ba cha con về việc đời.
4. Tóm tắt
Câu chuyện Dọc đường xứ Nghệ xoay quanh câu chuyện đi thăm bạn bè của quan phó Bảng cùng hai người con là Khiêm và Côn. Trên dọc đường, từ phía hai người con liên tục đặt cho cha những câu hỏi về cảnh sắc, những tinh hoa của thiên nhiên đất nước. Là một người học rộng hiểu biết nhiều nên ông Sắc là người đảm nhiệm vai trò giải thích những câu hỏi một cách cặn kẽ, tỉ mỉ cho cac con. Câu chuyện của ba cha con trên đường đã bộc lộ nên những phẩm chất riêng, những điều khác biệt giữa hai người con của quan phó Bảng là Khiêm và Côn.
5. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật
- Giá trị nội dung
Đoạn trích “ Dọc đường xứ Nghệ” đã ca ngợi sự hiểu biết sâu rộng về địa lí, truyền thống lịch sử của cụ Phó bảng, đồng thời ca ngợi sự ham thú học hỏi, tìm hiểu của hai cậu bé Côn và Khiêm. Đặc biệt là Côn với những suy tư chăn chở lớn lao, sâu sắc. Qua văn bản ta thấy được vẻ đẹp muôn màu của thiên nhiên đất nước và khát vọng lớn lao của nhân dân.
- Giá trị nghệ thuật:
– Cả văn bản là câu chuyện vui vẻ dọc đường của ba cha con gợi lên sự chân thật, sinh động, hấp dẫn.
– Lối viết đơn giản chân thật, tự nhiên.
6. Thông điệp tác phẩm Dọc đường xứ Nghệ truyền tải qua bộ sách Cánh diều
Cánh Diều không chỉ đơn thuần là đồ chơi gắn liền với tuổi thơ của mỗi đứa trẻ mà giờ đây Cánh Diều song hành với tên gọi của bộ sách giáo khoa với mong muốn muốn bộ sách này sẽ trở thành công cụ hỗ trợ hữu ích, giúp ước mơ của các bạn nhỏ được bay cao, bay xa trên bầu trời tri thức. Tác phẩm Dọc đường xứ Nghệ trong bộ sách Cánh Diều cũng vậy, cho ta thấy được vẻ đẹp muôn màu của thiên nhiên đất nước và khát vọng lớn lao của nhân dân. Đồng thời truyền tải đến bạn đọc thông điệp về tình yêu và sự gìn giữ quê hương, đất nước, thiên nhiên.
5. Soạn bài Dọc đường xứ Nghệ Ngữ Văn 7 Cánh Diều
Câu 1 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
Câu chuyện được kể theo ngôi kể nào? Nêu tác dụng của việc sử dụng ngôi kể ấy trong văn bản “Dọc đường xứ Nghệ”.
Trả lời:
Câu chuyện được kể theo ngôi thứ ba, người kể tự giấu mình đi và gọi tên các nhân vật theo tên của chúng. Cách kể này giúp người kể có thể linh hoạt, tự do trong việc diễn đạt câu chuyện, từ đó tạo ra một không gian mở rộng cho sự sáng tạo và mô tả đa dạng về cảm xúc và diễn biến truyện.
Câu 2 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
Những câu hỏi và cách lí giải về sự kiện lịch sử cho thấy Côn là cậu bé có tâm hồn, suy nghĩ như thế nào? Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật này?
Trả lời:
Những câu hỏi và sự lí giải của Côn về sự kiện lịch sử cho thấy cậu bé có tâm hồn trong sáng, đầy hiếu kỳ và ham học hỏi. Tính cách của Côn thể hiện sự tôn trọng đối với người lớn, lòng yêu nước sâu sắc và lòng tự hào về lịch sử, văn hóa của dân tộc.
Câu 3 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
Trong đoạn trích, cụ Phó bảng đã giáo dục các con tu dưỡng làm người bằng cách nào? Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật quan Phó bảng?
Trả lời:
Trong đoạn trích, cụ Phó bảng đã giáo dục các con tu dưỡng làm người thông qua việc chia sẻ những câu chuyện lịch sử, kinh nghiệm thực tế. Tính cách của cụ Phó bảng được thể hiện qua sự tỉ mỉ, ân cần và sự hiểu biết sâu rộng về lịch sử dân tộc.
Câu 4 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
Văn bản “Dọc đường xứ Nghệ” gợi cho em những suy nghĩ gì?
Trả lời:
Câu chuyện “Dọc đường xứ Nghệ” gợi cho em những suy nghĩ về sự quý trọng của lịch sử, văn hóa và tình yêu quê hương. Em nhận ra tầm quan trọng của việc tìm hiểu, bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống. Bên cạnh đó, em cũng nhận thức được vai trò của giáo dục qua các câu chuyện và kinh nghiệm thực tế trong việc hình thành tâm hồn, đạo đức cho mỗi người.