Ngữ liệu Đọc hiểu Gửi em mây trắng
Trên ban công tầng 5 tòa soạn Hoa học trò có chậu cây bồ đề. Một con chim nào đó đã mang hạt đến từ phương xa. Và đôi khi ta nghĩ về sức sống của hạt.
…Hạt tìm đất, bén rễ, qua bao gian nan khó nhọc. Nhờ gió thổi. Nhờ nước cuốn trôi. Nhờ thú rừng chim muông chuyển hạt. Nhờ gió thổi hạt phải nhẹ và có cánh, như hạt thông vàng. Nhờ nước cuốn, quả phải rỗng như quả dừa. Nhờ chim muông, quả phải mỏng vỏ, có màu sắc mời gọi. Tôi nghĩ đến các em học trò Việt du học xứ người. Cũng tìm đủ mọi cách đáp ứng. Cũng lênh đênh. Cũng côi cút. Cũng trải mình qua những mùa nắng hạ mưa đông.
Tiếng Việt mình sâu sắc. Nhân là con người. Nhân cũng là hạt. Nhân cũng là lòng yêu thương người khác. Nhìn những anh chị bại liệt cũng trở thành hiệp sĩ công nghệ thông tin giúp đời. Biết những người khiếm thị cũng làm được nghề sửa chữa điện tử, để có ích và giúp người. Lòng tự hứa không thể là hạt lép. Chẳng có lý do gì để không là hạt giống tốt cho mùa sau.
Từ đó ta có bài học về nết tốt của hạt: Kiên trì, nhẫn nại, và lòng dũng cảm. Cũng như ta học về hạnh sống hết mình của hạt thóc: Sớm cho mùa vàng, dám chịu xay giã giần sàng. Gạo nuôi người, cám bã nuôi heo, rơm tặng người bạn trâu. Và đến cọng rơm thừa cũng bện thành con cúi giữ lửa suốt đêm trường. Và sưởi ấm cánh đồng mùa đông gió bấc.
Mỗi khi ta cằn cỗi, hãy nhớ ta là hạt. Ta lại nghĩ về khoảng xanh ngoài ban công, cũng như bạn thấy những mầm cây đội lên từ khối bê tông đường nhựa. Để không cho những khiếm khuyết tự bào mòn hay những nỗi buồn tự hủy.
(Đoàn Công Lê Huy, Gửi em mây trắng, NXB Kim Đồng, 2016)
Trả lời Đọc hiểu Gửi em mây trắng – Đề 1
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
– Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là nghị luận.
Câu 2: Xác định thao tác lập luận?
– Thao tác lập luận là phân tích, bình luận.
Câu 3: Xác định phong cách ngôn ngữ?
– Phong cách ngôn ngữ là chính luận.
Câu 4: Theo tác giả, “hạt tìm đất, bén rễ” trải qua những gian nan khó nhọc nào?
– Theo tác giả, “hạt tìm đất, bén rễ” trải qua những gian nan khó nhọc:
+ Nhờ gió thổi.
+ Nhờ nước cuốn trôi.
+ Nhờ thú rừng chim muông chuyển hạ
Câu 5: Phân tích hiệu quả của một biện pháp tu từ lặp cú pháp được sử dụng trong các câu văn sau: “Cũng tìm đủ mọi cách đáp ứng. Cũng lênh đênh. Cũng côi cút. Cũng trải mình qua những mùa nắng hạ mưa đông.”
– Biện pháp tu từ trong đoạn trích là điệp cấu trúc “cũng” có tác dụng nhằm nhấn mạnh sự gian nan khó nhọc của các em học trò Việt du học nơi xứ người, không người thân, cô đơn, tự mình trải qua những khó khăn của cuộc đời tại nên đất khách. Quá trình đó cũng giống như quá trình hạt đi tìm đất, bến rễ và nhiều gian nan. Đồng thời, việc điệp cấu trúc cũng giúp cho đoạn văn trở nên sinh động hấp dẫn, đưa người đọc thấu hiểu trước nỗi khổ cực, trân trọng những vất vả, gian nan của cá bạn học trò Việt.
Câu 6:Anh/Chị hãy nhận xét về quan niệm sống tác giả gửi gắm:“Lòng tự hứa không thể là hạt lép. Chẳng có lí do gì để không là hạt giống tốt cho mùa sau.”
– Quan niệm sống mà tác giả gửi gắm: “Lòng tự hứa không thể là hạt lép. Chẳng có lí do gì để không là hạt giống tốt cho mùa sau” chính là hạt lẹp – loại hạt không có giá trị, việc tác giả nhắc đến hạt lép nhằm nhấn mạnh, so sánh giữa một hạt không tốt với một hạt giống tốt, để thấy được quan niệm không chấp nhận một cuộc sống vô nghĩa, không có giá trị cho cuộc đời. Dù cho có gặp những trở ngại, khó khăn trên hành trình đường đời thì hãy luôn cố gắng phấn đấu, không ngừng nỗ lực để trở thành một hạt giống tốt, có ích cho xã hội và sống một đời có ý nghĩa hơn.
Câu 7: Trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc mạnh dạn chấp nhận những thử thách của cuộc sống.
“Thử thách” là những tình huống khó khăn, trắc trở hay nguy hiểm, bất hạnh mà con người gặp phải trong cuộc sống của chính mình. Việc mạnh dạn chấp nhận những thử thách của cuộc sống thể hiện được bản lĩnh, sự dũng cảm của con người trong cuộc sống, công việc, học tập. Chấp nhận thử thách tựa như cách chấp nhận cho bản thân một cơ hội để bộc lộ những năng khiếu tiềm ẩn, bên trong con người mình, giúp bản thân có cơ hội đạt được thành công, những điều mà mình mong muốn. Đồng thời việc, mạnh dận chấp nhận thử thách cũng có thể khiến mình thất bại nhưng điều đó lại giúp cho bản thân nhận ra được những ưu nhược điểm để khắc phục, phát huy. Tự tin chứng minh bản thân bằng viêc chấp nhận thử thách chính là một phẩm chất cần có của thế hệ trẻ hiện nay, để hòa mình với xu thế phát triển của đất nước. Đừng để bản thân trở thành một con người yếu đuối, hèn nhát không dám hiên ngang thách đấu với những thử thách khó khăn của cuộc sống, bởi cứ như vậy thì bản thân sẽ không thể phát triển, trưởng thành, dũng cảm hơn.
Trả lời Đọc hiểu Gửi em mây trắng – Đề 2
Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn.
– Phương thức biểu đạt chính của đoạn là biểu cảm
Câu 2: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp điệp cấu trúc trong đoạn sau : “Biết để chọn lối đi, biết để phấn đấu cho những giá trị lương thiện ngày càng nhiều. Biết để sống vì lí tưởng của những điều tốt đẹp mà bao thế hệ đã dày công vun đắp.”
– Biện pháp điệp cấu trúc trong đoạn trích là “Biết để”, việc lặp cấu trúc từ này nhằm tăng nhịp điệu, sức hấp dẫn cho lời diễn đạt và nhấn mạnh những điều mà chũng ta cần phải biết trong đoạn.
Câu 3: Từ đoạn trích trên, hãy nêu thông điệp mà em tâm đắc nhất. Lí giải vì sao?
Từ đoạn trích trên, thông điệp mà em tâm đắc nhất chính là cuộc sống sẽ tồn tại những điều không bình thường, không lương thiện. Bởi điều đó giúp cho em thấy được một khía cạnh khác trong cuộc sống của mình, không phải bất kì lúc nào cũng rực rỡ, xinh đẹp, sáng chói mà đâu đó vẫn còn những gam màu u tối. Nhưng không phải vì sự xuất hiện của điều đó mà đánh mất màu sắc của bản thân, cần phải nhận biết đâu là đúng, đâu là sai và lựa chọn đáp án đúng nhất cho những bước đi tiếp theo của mình.
Trả lời Đọc hiểu Gửi em mây trắng – Đề 3
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích trên.
– Phong cách ngôn ngữ của đoạn trích là chính luận.
Câu 2. Theo tác giả, từ “Nhân” trong tiếng Việt có thể được hiểu theo những nghĩa nào?
– Theo tác giả, từ “Nhân” trong tiếng Việt có thể hiểu theo các nghĩa: “Nhân là con người. Nhân cũng là hạt. Nhân cũng là lòng yêu thương người khác.”
Câu 3. Nhan đề đoạn trích thể hiện thông điệp gì của tác giả?
– Nhan đề của đoạn trích “Hãy đừng là hạt lép” thể hiện thông điệp của tác giả rằng đừng để bản thân mình trở thành một người không có khả năng, không có giá trị gì đối với xã hội, cuộc đời mình.
Câu 4. Theo anh/chị, cần phải làm gì để bản thân không phải là “hạt lép”?
Để bản thân không phải là hạt lép thì mỗi người trong chúng ta cần phải cố gắng nỗ lực không ngừng nghỉ, nâng cao, phát triển năng lực của bản thân mình để cống hiến những điều tốt đẹp nhất cho cộng đồng, xã hội, Tổ quốc.
Trả lời Đọc hiểu Gửi em mây trắng – Đề 4
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản.
– Phương thức biểu đạt chính trong văn bản là nghị luận
Câu 2: Dựa vào bài viết, hãy cho biết hạt thóc đã sống hết mình như thế nào?
Dựa vào bài viết, hạt thóc đã sống hết mình với những việc sau: sớm cho mùa vàng, dám chịu xay giã giần sàng. Gạo nuôi người, cám bã nuôi heo, rơm tặng người bạn trâu. Và đến cọng rơm thừa cũng bện thành con cúi giữ lửa suốt đêm trường. Và sưởi ấm cánh đồng mùa đông gió bấc.
Câu 3: Nêu nội dung của văn bản.
Nội dung của văn bản là trình bày những quan điểm của tác giả về những nét tốt của hạt và việc sống hết mình, kiên trì, nhân nại, dũng cảm và giàu lòng yêu thương con người nên học hỏi và qua đó tác giả cũng muốn nhắn nhủ đến người đọc rằng mỗi khi thất vọng hay đau buồn, hay nhớ rằng ta cũng phải có sức sống mãnh liệt như hạt và không ngừng vươn lên, hoàn thiện bản thân mình.
Câu 4: Từ văn bản trên, anh chị rút ra được bài học gì cho bản thân?
Từ văn bản trên, em rút ra được cho bản thân mình về bài học sống kiến trì, nhẫn nại, và dũng cảm như hạt để không bao giờ gục ngã cũng như sống hết mình để có giá trị cho đời.