Trả lời câu hỏi đọc hiểu bài thơ Không có gì tự đến đâu của Nguyễn Đăng Tấn

Trả lời câu hỏi bài thơ Không có gì tự đến đâu của Nguyễn Đăng Tấn

Trả lời 4 câu hỏi Đọc hiểu không có gì tự đến đâu con (Lớp 12 THTP Buôn Ma Thuột)

Đây là đề được trích trong đề kiểm tra cuối học kì 2 năm học 2023-2024 của Trường THPT Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk

Đọc hiểu không có gì tự đến đâu con

Gợi ý trả lời phần đọc hiểu

Câu 1. Thể thơ: Tự do

Câu 2. Những điều “không tự đến” mà cha (mẹ) nói với con:
– Quả (ngọt)
– Hương (thơm)
– Mùa bội thu

Câu 3. Biện pháp tu từ: So sánh
– Tác dụng:
+ Quá trình chọn hạt của con chim như quá trình tạo ra thành quả của con người. Con người cần kiên trì, nỗ lực mới tạo ra giá trị tốt đẹp cho cuộc đời.
+ Làm cho câu thơ thêm sinh động, gợi hình, gợi cảm.

Câu 4. Đoạn thơ có ý nghĩa:

– Đoạn thơ có ý nghĩa: Những năm tháng của tuổi trẻ còn rất dài rộng ở phía trước. Cuộc sống luôn có những lớp sóng ngầm. Khuyên con người biết lường trước, chấp nhận những khó khăn. Cần giữ cho long mình luôn trẻ trung, tràn đầy sức sống và sống có tự trọng, kiêu hãnh làm người; bản lĩnh, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.

Trả lời 4 câu hỏi Đọc hiểu không có gì tự đến đâu con (Lớp 9 Tân Đức Phú Thọ)

Đây là đề thi thử vào lớp 10 môn Văn năm học 2024 – 2025 của Trường THCS Tân Đức – Phú Thọ

Không có gì tự đến đâu con
Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa
Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa.
Mùa bội thu phải một nắng hai sương

Không có gì tự đến dẫu bình thường
Phải bằng cả bàn tay và nghị lực
Như con chim suốt ngày chọn hạt,
Năm tháng bao dung, khắc nghiệt lạ kỳ.
Dẫu bây giờ cha mẹ đôi khi,
Có nặng nhẹ yêu thương và giận dỗi.
Có roi vọt khi con hư và có lỗi
Thương yêu con, đâu đồng nghĩa với nuông chiều!
Đường con đi dài rộng biết bao nhiêu.
Năm tháng nụ xanh giữ cây vươn thẳng,
Trời xanh đó nhưng chẳng bao giờ lặng,
Chỉ có con mới nâng nổi chính mình
Chẳng có gì tự đến – Hãy đinh ninh.

Câu 1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.

Câu 2. Em hiểu như thế nào về những câu thơ:
Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa
Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa
Mùa bội thu trải một nắng hai sương.

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: Như con chim suốt ngày chọn hạt

Câu 4. Em cảm nhận được điều gì trong nỗi lòng của cha mẹ qua đoạn thơ trên.

Gợi ý trả lời phần đọc hiểu

Câu 1.

– Đoạn thơ được viết theo thể thơ: tự do

– Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

Câu 2.

Ba câu thơ trên cho ta hiểu rằng sự thành công trong cuộc đời mỗi con người không có gì là dễ dàng , cuộc đời luôn tồn tại những khó khăn, thách thức, trở ngại, muốn được thành công thì phải vượt qua.

Câu 3.

Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: Như con chim suốt ngày chọn hạt.
– Biện pháp tư từ: so sánh
– Hiệu quả:
+ Tạo cho câu thơ thêm sinh động, gợi cảm
+ So sánh hình ảnh con người với những chú chim chăm chỉ làm việc cả ngày để nhấn mạnh con người muốn gặt hái thành công thì phải bằng nghị lực và sự cố gắng, kiên trì.

Câu 4.

– Đoạn thơ đã gửi gắm những lời khuyên nhủ, chia sẻ nhẹ nhàng, tình cảm của cha mẹ dành cho con. Cha mẹ muốn con hiểu rằng mọi sự thành công trên đời này đều phải do ta nỗ lực phấn đấu, phải trải qua khó khăn thì mới có kết quả tốt đẹp. – Đoạn thơ thể hiện sự quan tâm, yêu thương sâu sắc của cha mẹ, sự lo lắng cho con trước những thử thách của cuộc đời.

Trả lời 6 câu hỏi trắc nghiệm Đọc hiểu không có gì tự đến đâu con (Lớp 8)

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Không có gì tự đến đâu con

Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa

Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa

Mùa bội thu trải một nắng hai sương.

Không có gì tự đến, dẫu bình thường

Phải bằng cả đôi tay và nghị lực.

Như con chim suốt ngày chọn hạt

Năm tháng bao dung nhưng khắc nghiệt lạ kỳ.

Dẫu bây giờ cha mẹ đôi khi,

Có nặng nhẹ yêu thương và giận dỗi.

Có roi vọt khi con hư và có lỗi

Thương yêu con, đâu đồng nghĩa với nuông chiều!

Đường con đi dài rộng biết bao nhiêu…

Năm tháng nụ xanh giữ cây vươn thẳng,

Trời cao đó nhưng chẳng bao giờ lặng,

Chỉ có con mới nâng nổi chính mình.

Nhớ nghe con!

(Trích Không có gì tự đến đâu con – Nguyễn Đăng Tấn)

Câu 1. Bài thơ là lời nhắn nhủ của cha mẹ dành cho con. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 2. Câu thơ “Qủa muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa” có ý nghĩa gì?

A. Qủa của cây muốn chín ngọt cần trải qua thời gian để cây tích nhựa, nuôi dưỡng

B. Qủa của cây ngọt là bởi tích tụ được nhiều nhựa cây

C. Muốn gặt hái thành công phải trải qua quá trình chuẩn bị lâu dài, gian khổ

D. A và B đều diễn tả đúng ý nghĩa của câu thơ

Câu 3. Trong câu thơ: Mùa bội thu trải một nắng hai sương, cụm từ một nắng hai sương có ý nghĩa gì?

A. Nói về sự lao động vất vả, dãi nắng dầm sương từ sáng đến tối của những người làm nghề nông.

B. Là sự đúc kết về sự khắc nghiệt của các hiện tượng thời tiết

C. Muốn mùa màng bội thu cần phải có nắng, sương để cây trồng sinh trưởng

D. Diễn tả niềm hạnh phúc khi được mùa của người nông dân

Câu 4. Dòng nào sau đây nêu đúng nhất ý nghĩa của câu thơ: Chỉ có con mới nâng nổi chính mình?

A. Chỉ có ý chí, nghị lựa và lòng quyết tâm của con mới giúp con đạt được ước mơ, hoài bão, khát vọng

B. Chỉ có con mới có thể vững bước trưởng thành

C. Chỉ có con mới lập nghiệp cho tương lai

D. Chỉ có con mới làm được mọi việc trong cuộc sống

Câu 5. “đôi tay và nghị lực” tượng trưng cho điều gì sau đây?

A. Sức mạnh của con người

B. Sức lao động của con người

C. Ý chí, quyết tâm của con người

D. B và C đúng

Câu 6. Những ý nào sau đây nêu đúng biểu hiện tình cảm của cha mẹ đối với con trong bài thơ?

A. Đối với con, có lúc yêu thương, có lúc giận dỗi

B. Hết mực cưng chiều, yêu thương con vô điều kiện

C. Nghiêm khắc với con khi con hư và có lỗi

D. Chăm lo cho con từng miếng ăn, giấc ngủ

Câu 7. Nhận xét của em về cách kết thúc bài thơ: Nhớ nghe con!

– Hình thức: Câu thơ chỉ có 3 tiếng ngắn gọn, kết thúc bằng dấu chấm than thể hiện ý nghĩa cầu khiến

– Ý nghĩa: Câu thơ ngắn gọn, khác biệt tạo ấn tượng và sự chú ý của người đọc. Là kết tinh những lời răn dạy tốt đẹp của cha mẹ bằng kinh nghiệm sống và tất cả tình yêu thương dành cho con, mong muốn con phải khắc ghi để có thể trưởng thành.

Câu 8. Nêu một thông điệp có ý nghĩa đối với bản thân mà em rút ra được từ bài thơ trên.

– Mỗi con người chúng ta cần phải tôi luyện phải trải qua rất nhiều gian lao, khổ cực, thử thách thì mới thành công.

– Luôn phải kiên trì, mạnh mẽ, không được khuất phục trước khó khăn, thử thách và phải lao động cật lực, dựa trên sức lực chính bản thân để thành công.

– Cha mẹ dù thế nào cũng luôn luôn bao dung, ân cần, luôn mang đến cho con những gì tốt nhất. Lời răn dạy của cha mẹ là điều mà con luôn phải khắc ghi.

Trả lời 6 câu hỏi Đọc hiểu không có gì tự đến đâu con (Lớp 10)

Câu 1. Nhân vật trữ tình trong bài thơ trên là ai? Vì sao anh/chị xác định như vậy?

Câu 2. Chỉ ra những dòng thơ cho thấy “không có gì tự đến” trong đoạn thơ sau:

Không có gì tự đến đâu con.

Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa

Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa.

Mùa bội thu phải một nắng hai sương

Không có gì tự đến dẫu bình thường.

Phải bằng cả bàn tay và nghị lực

Câu 3. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong dòng thơ “Năm tháng bao dung, khắc nghiệt lạ kỳ”.

Câu 4. Trời xanh đó nhưng chẳng bao giờ lặng,

Chỉ có con mới nâng nổi chính mình

Anh/chị hiểu thế nào về hai dòng thơ trên?

Câu 5. Từ nội dung bài thơ, hãy viết một đoạn văn (khoảng 4 – 6 dòng) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vai trò của tính tự lập đối với tuổi trẻ hiện nay.

Làm văn

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá bài thơ Không có gì tự đến đâu con.