Trạm Văn học gửi đến thầy/ cô giáo và các em học sinh bộ Ngữ liệu Xing nhã gồm 2 ngữ liệu chính: Đọc hiểu Xing Nhã đọa trích Xing nhã là con trai và Đọc hiểu Xing nhã trả thù nha
Trả lời 11 câu hỏi đọc hiểu Xing nhã là con trai của ông bà
XING NHÃ
Xinh Nhã là con trai của ông bà Gia-rơ-Kốt và Hơ -bia-Đá . Do ghen ghét đố kị nên Gia -rơ Bú đã giết cha của Xing Nhã và bắt mẹ của Xing Nhã làm nô lệ . Biết được sự thật này , Xing Nhã đi tìm Gia -rơ Bú để trả thù .
Hơi men vào , mặt Xing Nhã càng đẹp . Thật như người đẹp hay có thóc Bước đi của Xing Nhã trên sàn làm cho xà ngang xà dọc của nhà Gia -rơ Bú rung rinh
……………..
Xinh Nhã – Ơ Gia rơ Bú . Lấy chiếc khiên và cái đao của mày ra đây , múa cho tao xem thử
Gia -rơ Bú ( mới giơ lên , khiên đao đã bị vỡ từng mảnh ) – Ơ Giàng Tại sao kiên đao của ta lại thế này ?
Xinh Nhã – Mày già rồi thì khiên đao cũng già rồi . Nào , bảy anh em của mày hãy ra xem khiên đao của ta để ngoài cổng làng đi .
Trên trời mây đen to hơn ngọn núi . Sét rống ì ầm . Cổng làng của Gia-rơ Bú nghiêng hẳn về một phía .
Gia – rơ Bú (tức chửi) – Thằng Xinh Nhã ma quỷ đã làm ngã cổng của nhà ta rồi .
Xinh Nhã – Ơ Gia – rơ Bú . Bảy anh em nhà mày hãy đến đỡ chiếc khiên và cây đao của tao đi .
Gia – rơ Bú uốn mình , hai tay thả xuống lỏng lẻo như sợi dây khoai khô , nắm lấy quai khiên . Gia – rơ Bú cố giơ lên , mồ hôi chảy đầy trán đây ngực , nhưng chiếc khiên vẫn cứ nằm im nư người đương ngủ say . Năm đứa em của Gia – rơ Bú xúm nhau bê lên , chiếc khiên vẫn cứ nằm nguyên một chỗ . Pơ – rong Mưng bước tới , chàng cúi xuống , cố giơ lên , cao lên , nhưng chiếc khiên vẫn không nhấc lên được . Xinh Nhã từ từ bước tới . Chàng cầm chiếc khiên giơ cao lên trời và múa . Xinh Nhã múa phía trước , một mái tranh bay theo gió , múa phía sau, một mái nhà bay theo bão . Nhà Gia – rơ Bú nghiêng đằng tây , ngả đằng đông . Gió từ núi Mơ – đan tới , bão từ núi Hơ – mu đến , thổi xô nhà cửa của làng Gia – rơ Bú . Gà heo bay như lá rụng . Nước suối dâng , trôi cả gà , lơn , trâu bò và nô lệ của Gia – rơ Bú .
Gia – rơ Bú ( hoảng khiếp gọi ) – Ơ Hơ – bia Blao. Em đến bảo Xing Nhã ngừng múa khiên đi . Tôi không bắt mẹ nó nữa đâu . Tôi se trả bầy trai gái , nô lệ và của cải của cha nó .
Hơ – bia Blao ( vùng vằng ) – Tôi không đi , anh đừng lừa tôi .
Gia – rơ Bú – Nếu tôi lừa em , em sẽ lấy hết của cải trong nhà tôi và tôi sẽ trở thành người tôi tớ giữ gà lợn cho em .
Hơ – bia – Blao mặc một chiếc váy dài phủ gót . Cổ chân nàng đeo một chiếc còng vàng óng như sao. Từ cột bè đằng trước , nàng chạy tới chôc Xinh Nhã đang múa , nàng níu lấy đuôi khố của chàng .
Xing Nhã ( vội quay lại) – Ai đấy ?
Hơ – bia Blao – Em là Hơ – bia Blao đây.
Xinh Nhã – Ủa , em tới đây làm gì ?
Hơ – bia Blao – Gia – rơ Bú bảo anh đừng múa nữa . Những tôi tớ và nô lệ của Gia – rơ Bú ngã sập như cây tranh , cây lách ngập nước lũ . Họ chịu trả lại mẹ và của cải cho anh rồi đó .
Xinh Nhã hạ chiếc khiên . Trời ngừng gió . Nắng hanh. Bầy chim két , chim kơ- tuôn ăn quả xanh trên cành , lại kêu róc rét .
Gia – rơ Bú – Tôi sẽ trả lại hết của cải cả cha anh
Cuối cùng đôi bên chỉ còn Pơ – rong Mưng và Xinh Nhã đánh nhau . Ông Gỗn ở trên trời vén từng lớp mây đen trắng nhìn theo không chớp mắt Hai người đánh nhau bảy ngày bảy đêm . Gió , bão , mây , mưa sấm chớp trên trời . Ông Gỗn đứng ở giữa . Khi thấy Xing Nhã mạnh thì ông bớt sức Xinh Nhã đi , khi thấy Pơ – rong Mưng có sức hơn , thì ông lại tăng sức cho Xinh Nhã .
Rồi khi Hơ – bia – Blao đang bối rối thì ông Gỗn hất tay đao của nàng , giết chết Gia – rơ Bú
Xinh Nhã – Ơ mẹ. Ơ em Hơ – bia Blao . Chúng ta đi về buôn của Gia – rơ Bú lấy trâu , bò , chiêng , ché dẫn bầy nô lệ của nó vè làng đi . Nô lệ đứng đó đây các anh muốn rở về với chúng tôi hay muốn ở lại buôn cũ ?
Nô lệ – Chúng tôi xin theo ông .
( Trích Xing Nhã , Trường ca Tây Nguyên , NXB Văn học 1962 , Ngọc Anh , Kơ -xo Bơ -lêu dịch )
Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào ?
Câu 2. Văn bản trên xoay quanh biến cố trọng đại nào ?
Câu 3. Trong văn bản, Xing Nhã đi tìm ai để trả thù?
Câu 4. Nêu đặc điểm không gian của văn bản trên ?
Câu 5. Qua nhân vật Xing Nhã, người Tây Nguyên thể hiện quan niệm như thế nào về người anh hùng?
Câu 6. Anh chị hãy xác định chủ đề của văn bản trên
Câu 7. Xác định nhân vật chính trong văn bản?
Câu 8. Văn bản trên viết về đề tài gì?
Câu 9. Chỉ ra sự khác nhau của biện pháp tu từ so sánh trong hai câu sau:
– Xing Nhã nhảy qua trái núi, lượn qua con suối, băng qua đầu đèo, nhanh hơn bầy chim diều, chim ó.
– Gia Rơ Bú múa lung tung, múa loanh quanh như con gà mắc nước, như sao lạc đường đi.
Câu 10. Nhận xét về một phẩm chất nổi bật của Xing Nhã được thể hiện trong văn bản.
Câu 11. Qua văn bản, hãy nêu một ước mơ của cộng đồng người Ê đê thời xưa mà anh/chị thấy có ý nghĩa nhất đối với cuộc sống hôm nay và giải thích lí do.
Gợi ý
Câu 1. Sử thi
Câu 2. Cuộc chiến tranh tiêu diệt kẻ thù
Câu 3. Gia-rơ Bú
Câu 4. Rộng lớn nhưng gần gũi, bao gồm cả thế giới thần linh và con người,
Kì vĩ , cao rộng gồm cả núi đồi , bầu trời
Câu 5. Qua nhân vật Xing Nhã, người Tây Nguyên thể hiện quan niệm về người anh hùng: có sức mạnh, sự dũng cảm, nhân hậu
Câu 6. Chủ đề của đoạn văn bản là kể về người anh hùng Xinh Nhã trong hành trình tìm và tiêu diệt kẻ thù , với quyết tâm “ trả thù cho mẹ , giải phóng nô lệ” bảo vệ cộng đồng
Câu 7. Nhân vật chính trong đoạn trích là: Xing Nhã
Câu 8. Đề tài: Chiến tranh giữa các cộng đồng
Câu 9. Sự khác nhau của biện pháp tu từ so sánh trong hai câu:
– Câu 1: Làm nổi bật tài năng, sức mạnh của Xing Nhã
– Câu 2: Cho thấy sự bất tài, yếu kém của Gia Rơ Bú
Câu 10. Nhận xét một phẩm chất nổi bật của Xing Nhã:
– Dũng cảm (dám một mình tự tin đối đầu với anh em nhà Gia Rơ Bú)
– Lòng dũng cảm ấy đã giúp cho Xing Nhã giành được chiến thắng, thu phục được cộng đồng Gia Rơ Bú.
– Giúp cho bản thân thấy được cần có lòng dũng cảm trong cuộc sống.Hướng dẫn chấm:
Câu 11. Ước mơ về một cuộc sống hòa bình, cái xấu cái ác sẽ bị tiêu diệt.
– Trong xã hội hôm nay, ước mơ về một cuộc sống hòa bình và tươi đẹp vẫn luôn là một ước mơ cháy bỏng, bởi chỉ có hòa bình, con người mới có thể tạo dựng cho mình một cuộc sống no ấm và hạnh phúc.
Trả lời 10 câu hỏi đọc hiểu Xing nhã trả thù nhà
Xinh Nhã trả thù nhà
Mấy ngày sau, cây kơ-lơng mới đổ. Xing Nhã tiếp tục chặt cành. Một tháng, hai tháng, ba tháng. Xing Nhã mới làm xong chiếc khiên. Hàng trăm, hàng nghìn dân làng nhấc khiên không nổi. Xing Nhã bước tới, một tay nâng khiên, một tay giơ lên đầu, đội về buôn . Về tới nhà, ở một ngày, nghỉ một tháng, Xing Nhã suy tính chuyện đi đòi xương cho cha, trả thù cho mẹ.
[…] Bang Ra và Xing Yuê – Ta hãy lấy bảy ché rượu ngon, bảy con trâu đực trắng, cũng cho Trời, cho Đất phù hộ con trai ta khoẻ mạnh. Ta hãy lấy con gà cúng thần Nước, ta lấy con lợn cúng Y Rít phù hộ con trai ta khôn lớn, đừng đi chết bỏ xương nơi đất khác.
(Đoạn dưới đây miêu tả cuộc chiến đấu cuối cùng của Xing Nhã với anh em Gia – rơ Bú)
[…] Hai bên đánh nhau. Năm em trai của Gia-rơ Bú đã bỏ đầu tại gốc cây đa, bỏ thân tại núi lạ. Gia-rơ Bú bứt rứt, ngồi không yên, nằm không được, tay trái lấy chiếc khiên, tay phải nắm cán đao, Gia-rơ Bú đi vào rẫy của Hơ-bia Bơ-lao .
Xing Nhã – (Gặp Gia-rơ Bú) Ơ Gia-rơ Bú, ai chạy trước?
Gia-rơ Bú – Hỡi con chim linh mọc chưa đủ lông cánh , hãy múa thử đi!
Xing Nhã quay khiên múa. Đất bụi bay mù mịt như mây trời tháng Bảy. Xing Nhã nhảy qua trái núi, lượn qua con suối, phăng qua đầu đèo, nhanh hơn bầy chim diều chim ó.
Gia-rơ Bú nhìn theo, tối mày tối mặt, không đoán được đường đao của Xing Nhã chĩa về hướng nào.
Gia-rơ Bú – Được, bây giờ ta không giất được mày thì ta sẽ tìm cách phá sạch làng mày! Té ra đứa nào cũng là đầu đen máu đỏ cả sao?
Xing Nhã – (ngừng múa) Ơ Gia-rơ Bú! Ta đang đứng ở phái Mặt Trời mọc đây rồi. Bây giờ thì ngươi múa đi, ta đuổi theo.
Gia-rơ Bú múa lúng túng, múa loanh quanh như con gà mắc tóc, như sao lạc đường. Dường đao chỉ đâm vào giữa trống không.
Xing Nhã mới đi một bước, đã chém trúng ngay chân Gia-rơ Bú.
Xing Nhã – Ơ Gia-rơ Bú, máu gì chảy ở chân đấy?
Gia-rơ Bú – Máu con vắt ở núi Hơ-mũ cắn tao.
Gia-rơ Bú múa tiếp, Xing Nhã chém luôn cánh tay phải, chiếc đao rơi “rỏn rẻn”…
Xing Nhã – Tại sao khiên của ngươi rơi mất rồi?
Gia-rơ Bú – Không phải! Đó là tiếng kêu của chiếc lục lạc cho trẻ con chơi, tiếng vù của con diều đói gió đấy!
Gia-rơ Bú cố sức múa nữa, nhưng lần này chưa kịp chở tay thì chiếc khiên đã bị Xing Nhã đánh vỡ tung, rơi xuống đất.
Cuối cùng đôi bên chỉ còn Pơ – rong Mưng và Xing Nhã đánh nhau
[…] Trên trời, dưới đất, mây mưa mịt mù, gió bão ầm ầm, đổ cây lở núi. Hai bên đánh nhau từ khi trái khơ-la chín, đến mùa kê trổ, vẫn không phân thắng bại. Cả hai đều kiệt sức, ngã trước chòi của Hơ-bia Bơ-lao
(Cuối cùng, nhờ sự giúp sức của Hơ-bia Bơ-lao, Xing Nhã giết chết Pơ-rong Mưng – người cuối cùng trong bảy anh em nhà Gia-rơ Bú, trả thù cho cha, cứu mẹ già thoát khỏi cuộc sống nô lệ)
(Theo Bùi Văn Nguyên, Đỗ Bình Trị, Tư liệu tham khảo văn học Việt Nam, Tập I : Văn học dân gian, phần III, NXB Giáo dục, 1974. Tr.219-228)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại gì
A. Cổ tích
B. Sử thi
C. Truyền thuyết
D. Ngụ ngôn
Câu 2. Nhân vật chính trong văn bản là ai?
A. Xing Nhã
B. Gia-rơ Kốt
C. Gia-rơ Kốt
D. Pơ-rong Mưng
Câu 3. Trong câu truyện, Xing Nhã đi tìm ai để trả thù?
A. Hơ – bia Guê
B. Hơ-bia Bơ-lao
C. Bơ-ra Tang
D. Gia-rơ Bú
Câu 4. Xing Nhã đi trả thù vì kẻ thù đã giết hại cả cha và mẹ chàng.
A. Đúng
B. Sai
Câu 5. Dòng nào miêu tả đúng và đầy đủ đặc điểm của chiếc khiên mà Xing Nhã sử dụng?
(1) Khiên được làm bằng gỗ cây kơlong
(2) Khiên được làm trong ba tháng
(3) Hàng trăm người tập trung mới nhấc được khiên
(4) Khi múa khiên. Đất trời nổi dông giá mù mịt
(5) Vành khiên nạm bạc sáng chói
A. (1) – (2) – (4)
C. (2) – (3) – (4)
B. (1) – (3 – (5)
D. (2) – (4) – (5)
Câu 6. Thủ pháp nghệ thuật nào được tác giả sử dụng trong câu văn sau:
Xing Nhã quay khiên múa. Đất bụi bay mù mịt như mây trời tháng Bảy. Xing Nhã nhảy qua trái núi, lượn qua con suối, phăng qua đầu đèo, nhanh hơn bầy chim diều chim ó.
A. Nhân hoá
C. Ẩn dụ
B. So sánh
D. Cường điệu
Câu 7. Dòng nào sau đây không thể hiện đúng ý nghĩa của chiến thắng mà Xing Nhã đã đạt được trong văn bản trên?
A. Sức mạnh của chính nghĩa
B. Kẻ ác phải bị trừng phạt
C. Vẻ đẹp của người anh hùng lí tưởng trong mơ ước của cộng đồng.
D. Chinh phục những vùng đất mới và thu phục những nô lệ mới.
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:
Câu 8. Qua nhân vật Xing Nhã, người Tây Nguyên thể hiện quan niệm như thế nào về người anh hùng?
Câu 9. Có thể khẳng định Xing Nhã là người anh hùng có sức mạnh phi thường không? Vì sao?
Câu 10. Từ văn bản và phần chú thích ở chân trang, em hiểu thêm điều gì về đặc điểm văn hoá độc đáo của đồng bào Tây Nguyên?
Gợi ý
1 B
2 A
3 D
4 B
5 A
6 D
7 D
Câu 8. Qua nhân vật Xing Nhã, người Tây Nguyên thể hiện quan niệm về người anh hùng: có sức mạnh, sự dũng cảm, nhân hậu
Câu 9. Xing nhã là người anh hùng có sức mạnh phi thường. Điều đó được thể hiện qua các chi tiết: Xing Nhã đốn cây kơlơng làm khiên, Xing Nhã múa khiên, Xing Nhã đánh nhau với Gia-rơ Bú
Câu 10. HS tự trả lời theo hiểu biết của mình. Ví dụ: lễ thổi tai – một lễ nghi cầu mong cho con cháu mau khôn lớn của đồng bào dân tộc Tây Nguyên xưa