Hướng dẫn tìm hiểu Văn bản Bài học từ cây cau Ngữ Văn 7 Chân trời sáng tạo về hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt, nội dung, nghệ thuật, sơ đồ tư duy.
1. Tác giả Nguyễn Văn Học
– Tìm hiểu tác giả Nguyễn Văn Học
2. Xuất xứ
– Trích Trò chuyện với hàng cau, Báo Quân đội nhân dân, 09/04/2020
3. Tóm tắt
Cây cau được coi như loại câytruyền thống gắn liền với đời sống và sinh hoạt văn hóa của người dân Việt Nam. Nhân vật “tôi” và những thành viên trong gia đình đều gắn bó và trân trọng cây cau. Nhân vật tôi chọn cách trò chuyện với câu cau để ôn lại kí ức tuổi thơ để từ đó hoàn thiện bản thân hơn. Hơn hết cây cau đã đem đến cảm xúc về những kỉ niệm cho tác giả, hơn hết cây cau găn liền với những câu hỏi của ông nội từ đó giúp tác giả nhận thức được vô vàn những bài học từ cuộc sống.
4. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật:
- Giá trị nội dung
Qua văn bản ta thấy được sự trân trọng, yêu mến cây cau của nhân vật “tôi”. Cây cau để lại cho tác giả nhiều kỉ niệm tuổi thơ, cây cau cùng những câu hỏi của ông nội cũng giúp tác giả có những bài học trong cuộc sống.
- Giá trị nghệ thuật:
– Giọng văn tha thiết, nhẹ nhàng, sâu lắng
– Tác giả thành công khi thể hiện cái “tôi” trữ tình
– Hình ảnh gợi cảm, gợi tình
5. Soạn bài Bài học từ cây cau Ngữ Văn 7 Chân trời sáng tạo
Câu 1 (trang 107 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
Hãy điền vào bảng sau những lời hỏi – đáp giữa các nhân vật với nhau và với hàng cây.
Trả lời:
Câu 2 (trang 107 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
Theo em, những cây cau có gì đặc biệt mà có thể khơi gợi ở mỗi người trong gia đình của nhân vật “tôi” “một cách nghĩ”, “một cách sáng tạo, cách sống và làm việc, …”?
Trả lời:
Theo em, những cây cau đặc biệt ở chỗ nó mọc thẳng tắp, cao vút thẳng lên bầu trời. Sự ngay thẳng, vươn cao của cây cau đã khơi gợi ở mỗi người trong gia đình của nhân vật “tôi” “một cách nghĩ”, “một cách sáng tạo, cách sống và làm việc,…” vô cùng đúng đắn và nhân văn.
Câu 3 (trang 107 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
Trong đoạn văn cuối, từ câu “Một ngày bình an, tôi ngước lên hàng cây và hỏi: “Ở trên đó cây cau có gì vui?”, đến hết văn bản, nhân vật xưng “tôi” trò chuyện với hàng cây hay trò chuyện với chính mình? Vì sao em kết luận như vậy?
Trả lời:
Trong đoạn văn cuối, từ câu “Một ngày bình an, tôi ngước lên hàng cây và hỏi: “Ở trên đó cây cau có gì vui?”, đến hết văn bản nhân vật xưng “tôi” trò chuyện với chính mình. Em kết luận như vậy vì không có lời hồi đáp, chỉ là nhân vật tự nói với lòng mình.
Câu 4 (trang 107 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
Tại sao có thể nói: trò chuyện về cây cau, với cây cau cũng là một cách giúp các nhân vật hoàn thiện bản thân?
Trả lời:
Có thể nói: trò chuyện về cây cau, với cây cau cũng là cách giúp các nhân vật tự hoàn thiện bản thân vì mỗi người một cách nghĩ, một cách sống, sẽ làm nên sự đa tính cách, khác biệt, sáng tạo khác nhau.