Văn bản Hãy cầm lấy và đọc Ngữ Văn 7 Kết nối tri thức

Hướng dẫn tìm hiểu Văn bản Hãy cầm lấy và đọc Ngữ Văn 7 Kết nối tri thức về hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt, nội dung, nghệ thuật, sơ đồ tư duy.

1. Tác giả Huỳnh Như Phương

– Tìm hiểu tác giả Huỳnh Như Phương

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

– Tác phẩm Hãy cầm lấy và đọc được trích Hãy cầm lấy và đọc (2016)

– “Hãy cầm lấy và đọc” mang đến độc giả những suy ngẫm, chiêm nghiệm của ông trong nhiều năm giảng dạy, viết báo, viết sách về văn hóa đọc cũng như nhận định của tác giả về những kiện nổi bật trong đời sống văn hóa, xuất bản.

3. Bố cục bài Hãy cầm lấy và đọc

Hãy cầm lấy và đọc có bố cục gồm 3 phần:

Phần một: Từ đầu đến “không dễ nhận ra”: Tầm trong trọng của việc đọc sách.

Phần hai: Tiếp theo đến “ giá trị tinh thần”: Khẳng định vai trò của sách trong thế giới hiện đại.

Phần ba: Còn lại: Biện pháp khắc phục sự sa sút văn hóa đọc, kêu gọi mọi người nên đọc sách

4. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật

  • Giá trị nội dung

– Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả về cách nhìn nhận của mình về tầm quan trọng của việc đọc sách và tính cấp thiết của việc khắc phụ sự sa sút băn hóa đọc. Bên cạnh đó, bài viết còn truyền cảm hứng, kêu gọi mọi người yêu sách hơn, đọc sách để giữ vững văn hóa, mở mang tri thức.

  • Giá trị nghệ thuật:

– Lập luật chặt chẽ, logic bằng những lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục.

– Lời văn tha thiết, bày tỏ thái độ lo lắng trước thực trạng đọc sách của con người hiện nay.

 Văn bản Hãy cầm lấy và đọc Ngữ Văn 7 Kết nối tri thức - Ảnh 2

5. Thông điệp văn bản Hãy cầm lấy và đọc gửi gắm qua bộ sách kết nối tri thức

“Kết nối tri thức với cuộc sống” là bộ sách giáo khoa được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, đặc biệt là những kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”. Văn bản “Hãy cầm lấy và đọc” của bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống không chỉ mang vai trò truyền đạt đến độc giả những kiến thức của môn học Ngữ Văn, mặt khác văn bản trên giúp bạn đọc nhận thứ được giá trị của việc đọc sách và giá trị văn hóa đọc. Đồng thời qua văn bản Hãy cầm lấy và đọc của bộ sách Kết nối tri thức ta thấy được thông điệp khuyên con người hãy chăm chỉ đọc sách và yêu văn hóa đọc, bởi văn hóa đọc có chứa những kiến thức bổ ích cho cuộc sống con người, ngoài ra còn vô vàn những giá trị mà văn hóa đọc sẽ đem đến cho mỗi chúng ta.

6. Soạn bài Hãy cầm lấy và đọc 

Câu 1 (trang 63 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Văn bản tập trung bàn về vấn đề gì? Dựa vào đâu em nhận biết được điều đó?

Trả lời

– Văn bản tập trung vào vấn đề bàn về việc đọc sách. Qua nhan đề “Hãy cầm lấy và đọc” và nội dung được trình bày trong văn bản, em thấy rằng vấn đề bàn về việc đọc sách là vấn đề cốt lõi của tác phẩm.

Câu 2 (trang 63 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2)

Tóm lược một số ý kiến được tác giả lần lượt trình bày trong văn bản

Trả lời

Tác giả trong văn bản trình bày những ý kiến về việc đọc sách như: nhu cầu thiết yếu của con người, vai trò của việc đọc sách, những cách tiếp cận với sách, cách giải quyết tình trạng giảm sút trong văn hóa đọc và công dụng quan trọng của sách.

Câu 3 (trang 63 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Chỉ ra câu văn thể hiện cách lí giải của tác giả về thông điệp “Hãy cầm lấy và đọc”. Em đồng ý với cách lí giải đó không? Vì sao?

Trả lời

– Câu văn thể hiện cách lí giải của tác giả về thông điệp “Hãy cầm lấy và đọc” là: “Hãy tiếp xúc trực tiếp với một cuốn sách, hãy tự trải nghiệm mà không bước qua một trung gian nào”.

– Em đồng ý với cách lí giải về thông điệp của tác giả. Cách lí giải đó góp phần nhấn mạnh sự chủ động và trải nghiệm cá nhân trong việc đọc sách.

Câu 4 (trang 63 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Tác giả đã dùng những lí lẽ và bằng chứng nào để khẳng định trong thế giới hiện đại, khi các phương tiện nghe nhìn phát triển không ngừng, con người vẫn cần phải đọc sách?

Trả lời

Tác giả đã sử dụng lí lẽ và bằng chứng để khẳng định rằng trong thế giới hiện đại:

– Bằng chứng: Cho dù thế giới không ngừng phát triển các phương tiện nghe, nhìn,… Nhưng con người vẫn cần phải đọc sách, đặc biệt là các phương diện có liên quan đến văn hóa đọc.

– Lí lẽ: Đọc là một nhu cầu không thể thiếu của con người.

Câu 5 (trang 63 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Theo tác giả, cần có những điều kiện gì để giải quyết tình trạng sa sút của văn hóa đọc hiện nay? Em tán thành với ý kiến của tác giả về vấn đề này không? Vì sao?

Trả lời

– Em tán thành với ý kiến của tác giả về vấn đề cần có những điều kiện gì để giải quyết tình trạng sa sút của văn hóa đọc hiện nay.

– Bởi em thấy rằng việc hình thành ý thức của mỗi con người trong việc đọc sách là điều quan trọng, bạn đọc cần hình thành ý thức trong việc tiếp nhận thông tin, kiến thức từ văn hóa đọc. Ngoài ra chúng ta còn nên chú trọng đến chất lượng của sách và tập trung vào việc đưa giá trị nhân văn của văn hóa đọc đến với mỗi con người.

Câu 6 (trang 63 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Từ nội dung văn bản Hãy cầm lấy và đọc, theo em, có thể xem đọc sách là một kiểu trải nghiệm được không? Vì sao?

Trả lời

– Theo em, có thể xem đọc sách là một kiểu trải nghiệm

– Bởi ta có thể thấy đọc sách bao gồm hai khía cạnh quan trọng như.

+ Thứ nhất, đọc sách để trải nghiệm về các phương pháp đọc, trong quá trình đọc bản thân mỗi người sẽ thấy được phong cách đọc riêng từ đó tìm ra được phong cách phù hợp với bản thân.

+ Thứ hai, đọc sách để trải nghiệm nội dung của cuốn sách, người đọc sẽ được sự phong phú về nội dung, về hình thức, về các phương diện tồn tại của cuốn sách.

7. Sơ đồ tư duy văn bản Hãy cầm lấy và đọc 

Sơ đồ tư duy văn bản Hãy cầm lấy và đọc - Ảnh 1