Hướng dẫn tìm hiểu Văn bản Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt Ngữ Văn 7 Kết nối tri thức về hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt, nội dung, nghệ thuật, sơ đồ tư duy.
1. Tác giả Vũ Bằng
2. Xuất xứ
– Trích Thương nhớ mười hai (bút kí, 1972), là bài đầu tiên của tập tùy bút
– Thương nhớ mười hai được viết trong thời gian Vũ Bắng sống ở miền Nam, xa cách quê hương miền Bắc. Niềm thương nhớ quê hương, gia đình da diết được thể hiện qua sự hồi tưởng về cảnh sắc thiên nhiên, phố xá, cuộc sống hằng ngày mang vẻ đẹp và bản sắc văn hóa của Hà Nội. Thương nhớ mười hai có 13 bài tùy bút, gồm 12 bài viết về các tháng trong năm và 1 bài về Tết.
3. Bố cục Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt
Văn bản Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt được chia thành 3 phần
– Phần 1 (từ đầu đến “ ): Khẳng định cảm xúc trước thiên nhiên bốn mùa
– Phần 2 (tiếp theo đến ): Sắc xuân, cảnh xuân, tình xuân đan xen, hòa quyện cùng nhau, gắn bó, tha thiết.
– Phần 3 (còn lại): Nét đẹp của mùa xuân Hà Nội sau rằm tháng Giêng
4. Giá trị nội dung, nghệ thuật
- Giá trị nội dung của văn bản Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt
Qua ngòi bút của Vũ Bằng, mùa xuân ở miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng vừa đẹp, vừa mang đặc trưng riêng của một vùng đất có khi hậu, thời tiết khá đặc trưng cho tiết xuân, khí xuân. Đưa lại cho người đọc những rung cảm đặc biệt trước thiên nhiên, đất trời và gợi lên trong mỗi chúng ta một niềm mong nhớ về mùa xuân, mong nhớ về những nét đẹp của thiên nhiên cũng là cách làm cho tâm hồn của chúng ta thêm đẹp hơn.
- Giá trị nghệ thuật của văn bản Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt
– Lối viết trữ tình, giàu chất thơ, hướng vào nội tâm, hướng về phong cảnh thiên nhiên bốn mùa xứ sở…
– Ngôn từ tinh tế, đầy cảm hứng
5. Thông điệp Văn bản gửi gắm qua bộ sách kết nối tri thức
“Kết nối tri thức với cuộc sống” là bộ sách giáo khoa được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, đặc biệt là những kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”. Văn bản Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt của bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống không chỉ mang vai trò truyền đạt đến độc giả những kiến thức của môn học Ngữ Văn, mặt khác văn bản còn truyền đạt thông điệp tới con người cần biết tận hưởng và trân trọng giá trị của thiên nhiên, chúng ta cho đi sự trân trọng với thiên nhiên và ngược lại sẽ được thiên nhiên bù đắp những giá trị tinh thần vô cùng cao cả.
6. Soạn văn bản Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt
Câu 1 (trang 110 SGK Ngữ văn 7 Tập 1):
Mạch cảm xúc của tác giả được khơi dậy qua sự hồi tưởng về không gian. Tìm chi tiết miêu tả không gian đặc trưng của mùa xuân Hà Nội (vào đầu tháng Giêng và sau rằm tháng Giêng) và chi tiết miêu tả không gian gia đình.
Trả lời
– Mạch cảm xúc của tác giả được khơi dậy qua sự hồi tưởng về không gian mùa xuân Hà Nội, nơi cuộc sống giản dị và không khí quê hương tạo nên một bức tranh ấm cúng và hạnh phúc.
– Chi tiết miêu tả không gian đặc trưng: mưa riêu riêu, gió lành lạnh, tiếng nhạn kêu, câu hát huê tình,… tất cả các chi tiết trên đã tạo nên không gian đặc sắc đồng thời cho thấy sự tương đồng với những cảm xúc của tác giả.
Câu 2 (trang 110 SGK Ngữ văn 7 Tập 1):
Trong cái rét ngọt đầu xuân, sức sống của thiên nhiên và con người đều được khơi dậy như thế nào?
Trả lời
Trong cái rét ngọt mùa xuân, sức sống của thiên nhiên và con người đều được trỗi dậy. Thiên nhiên hiện lên với đồi núi chuyển mình, sông hồ rung động; sông xanh, núi tím; máu cũng căng lên trong lộc của loài nai; mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trỗi ra thành những cái lá nhỏ;… Còn con người tâm hồn của họ tràn ngập sự tươi mới, hơn hết họ còn nhận thức được giá trị quan trọng của sự sống, không cần uống rượu mạnh cũng lắng nghe và thấu hiểu được tiếng lòng của mình.
Câu 3 (trang 110 SGK Ngữ văn 7 Tập 1):
Nêu nhận xét của em về cách tác giả diễn tả cảm giác của lòng mình khi mùa xuân đến.
Trả lời
Tác giả bộc lộ trực tiếp tình cảm của mình với mùa xuân, đồng thời sử dụng những hình ảnh so sánh và liên tưởng độc đáo. Việc sử dụng những động từ mạnh như: phát điên lên, không chịu được, “sống” lại, đã thể hiện rõ sự hứng khởi và niềm say mê của tác giả khi đối mặt với vẻ đẹp của mùa xuân.
Câu 4 (trang 110 SGK Ngữ văn 7 Tập 1)
Tác giả đã triển khai bài tùy bút theo mạch chủ đề về mùa xuân bắt đầu từ “ai cũng chuộng mùa xuân” như thế nào?
Trả lời
Tác giả đã triển khai bài tuỳ bút theo mạch chủ đề về mùa xuân với câu mở đầu “ai cũng chuộng mùa xuân” theo một cảm hứng chủ đạo: cảm hứng về mùa xuân. Không những vậy mạch chủ đề còn được tác giả miêu tả bằng những từ ngữ gắn liền với sự yêu thích mùa xuân.
Câu 5 (trang 110 SGK Ngữ văn 7 Tập 1):
Trong đoạn trích, khi nói về mùa xuân, tác giả dùng các cụm từ như mùa xuân của tôi, mùa xuân thần thánh của tôi, mùa xuân của Hà Nội thân yêu. Cách viết này cho em hiểu điều gì về cuộc sống và tình cảm riêng của người viết?
Trả lời
Cách tác giả Vũ Bằng viết “mùa xuân của tôi”, “mùa xuân thần thánh của tôi”, “mùa xuân của Hà Nội thân yêu” cho thấy sự kết nối giữa tác giả với mùa xuân. Cách viết đó còn thể hiện những tình cảm sâu sắc, sự gắn kết của tác giả với mùa xuân, không những thế Vũ Bằng còn coi đó như một phần không thể thiếu trong cuộc sống, hơn hết đây còn là nguồn cảm hứng văn chương và cảm hứng tích cực cho cuộc sống của ông.
Câu 6 (trang 110 SGK Ngữ văn 7 Tập 1):
Chọn một câu văn cho thấy lời văn của bài tùy bút như lời trò chuyện tâm tình. Theo em, đặc điểm đó của lời văn có tác động như thế nào đến cảm nhận của người đọc?
Trả lời
Câu văn như lời trò chuyện tâm tình: “Em yêu mùa xuân có phải vì nghe thấy rạo rực nhựa sống trong cành mai, gốc đào, chồi mận ở ngoài vườn?”. Cách viết thay cho lời trò chuyện giúp người đọc dễ dàng đồng cảm và hình dung về tình cảm của tác giả. Từ đó tạo ra một không khí gần gũi, thân mật, đặc biệt giúp độc giả cảm nhận sâu sắc hơn về tình yêu và đam mê của tác giả đối với mùa xuân.
7. Sơ đồ tư duy văn bản Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt